Victor hugo

 

Biên khảo  Huỳnh Tâm

 

VICTOR HUGO (1802-1885) : Chào đời tại Besancon, từ trần tại Paris, sống tuổi thiếu thời ở Ư và Tây Ban Nha, rồi Paris. Từ năm lên mười đă làm những bài thơ cho thấy một tài năng thiên phú. Thơ của Ông, v́ những h́nh ảnh vĩ đại. vần điệu phong phú, t́nh cảm dạt dào, đă sớm đặt ông vào ngôi vị hàng đầu của tân trường phái lăng mạn.

 * TÁC PHẨM : - THƠ : Ấn hành thi tập Odes vào năm ông mới hai mươi tuổi (1822), Les Orientales (1828), Les Feuilles d'Automnes (1831), Les Chants du Crépuscules (1835), Les Automnes Intérieures (1837), Les Rayons et Les Ombres (1840), Les Châtiments (1853), Les Contemplations (1856), La Légendes des Siècles (1859-1883). - TIỂU THUYẾT : Notre Dame De Paris (1831), Les Misérables (1862), Les Travailleurs de la Mer (1866), Quatre-vingt-treize.. - Kịch : Cromwell (1827), Hermani (1830), Marion Délonne (1830),

 

 Le Roi s'amuse (1832), Ruy Blas (1838), Lucrèce Borgia và Maria Tudor (1833), Angelo (1835), Les Burgraves (1843).

        1. THỜI THẾ CHÍNH TRỊ .

 " Đối với tôi, không có tổ quốc nơi nào không có tự do "

 " Khi nào tự do trở lại, tôi sẽ trở lại "

 Ai cũng biết Victor Hugo là một nhà thơ lỗi lạc của Văn học

 Pháp, một trong những Đại văn hào của thế giới, tác giả Thằng Gù

 Nhà Thờ Đức Bà, Những Kẻ Khốn Cùng, Nghệ Thuật Làm Ông, một Nghệ

 Sỹ sau bao gian nan, cay đắng, đă lên chóp đỉnh vinh quang của

 một con người khi được cả nước ca tụng là "Cha già của nền Cộng

 Ḥa" (Père de la République), khi nằm xuống được cả thế giới

 ngậm ngùi thương tiếc và đám tang là một biến cố văn học trọng

 đại... một triệu người xếp hàng dọc theo đại lộ Champs Élysées

 và Đài Chiến Thắng phủ vải đen. Ra đời khi "Thế kỷ mới lên hai"

 và cuộc đời trải dài gần tới thập niên cuối cùng của nó, bóng

 dáng lẫm liệt của Victor Hugo đă chế ngự cả chân trời văn học Âu

 Châu thế kỷ 19.

 Là một "đứa con của ánh sáng", một người sớm thành danh, một

 người của suy tưởng và hành động, một người của đám đông, của xả

 hội : năm ba mươi chín tuổi Victor Hugo đă là ông Hàn của Hàn

 Lâm Viện Pháp (1841), Nghị viên của nguyên Lăo nghị viện (1845),

 sau cuộc Cách Mạng 1848, ông gia nhập Lập Hiến Nghị Hội và trở

 thành Phát ngôn viên hùng hồn và người bảo vệ tận tụy nền Dân

 Chủ - như Thi Hào Walt Whitman của Hoa Kỳ (nhưng khác Whitman ở

 chỗ tác phẩm được các nhà xuất bản săn đón, trả tiền trước và

 được cả nước đọc trong khi đó nhà thơ vô danh Hoa Kỳ phải đi gơ

 cửa từng nhà bán dạo tác phẫm của ḿnh). Sau cuộc đảo chính 2

 tháng 12 1851 thất bại, Victor Hugo lưu vong ở Bỉ, ở Jersey, ở

 Guennesey và chỉ trở về Pháp năm 1871. Nhưng ông trở về như một

 vị Anh Hùng Dân Tộc, đóng đô tại thảo luận nghị hội cho đến lúc

 nhắm mắt. Tóm lại Victor Hugo là một Văn Nhân đồng thời một Nhân

 Sĩ, một Lănh Tụ Chính Trị.

 Hoạt động Chính Trị đó có phải là một đam mê, một khuynh

 hướng bẩm sinh, một hành vi thúc đẩy bởi những khái niệm có toan

 tính không ? Nhà viết Tiểu Sử người Hoa Kỳ của Victor Hugo,

 Matthew Josephson, cho rằng không phải. Chỉ là thời thế bắt buộc

 thôi. Thời thế đă lôi người nghệ sỹ ra khỏi thư pḥng của ḿnh,

 công việc riêng tư của ḿnh. V́ yêu đồng bào, yêu chuộng tinh

 thần dân chủ, Victor Hugo bắt buộc phải ở vào thế đối đầu với

 độc tài, trở thành kẻ tử thù của Napoléon Đệ Tam hay Tiểu

 Napoléon.

 Victor Hugo thường được coi là người đàn ông Pháp điển h́nh

 nhất. Điển h́nh trong sự can đảm, hoạt bát, nhạy cảm, tài năng

 đa dạng và điển h́nh nhất trong những khuyết điểm, yếu đuối con

 người. Người ta - trong số này có cả văn hào Balzac, phê b́nh

 gia Sainte-Beuve - đă đàm tiếu nhiều về mối t́nh ngoài giông băo

 của Victor Hugo với cô đào hát kiêm gái bao hạng sang Juliette

 Dronet, liên hệ nhục dục của ông lăo bảy mươi Victor Hugo với cô

 tớ gái Blanche đôi mươi... Những cái đó không cắt xén bớt đi

 được cái kích thước khổng lồ của Victor Hugo một ly. Trái lại nó

 chỉ cho thấy cái khía cạnh mờ tối của chiều sâu của cá tính một

 người và cả của dân tộc Pháp, sự can đảm của một con người của

 quần chúng và sự bao dung của dân tộc ông.

        2. KINH NGHIM HUYỀN BÍ

 " Chắc chắn sự hiểu biết về những huyền bí của cái bất khả tri

 là sứ mệnh của một Thi sĩ. "

                _ Victor Hugo, (theo Gustave Simon)

 Nhưng có một khía cạnh trong tâm hồn Victor Hugo, một kinh

 nghiệm rất hệ trọng trong đời sống nhà thơ th́ lại ít người biết

 đến và chính nhà thơ cũng nh́n nhận là vô cùng quan trọng nhưng

 cũng chỉ muốn hậu thế mới biết tới mà thôi. Đó là kinh nghiệm

 hai năm đối thoại với các anh hồn của ông, từ 1853 tới 1855

 " một kinh nghiệm mới mẻ và sâu thẳm đă thay đổi toàn bộ cách

 thái sống của ông " theo Matthew Josephson.

 Cuộc sống của một Văn nghệ sỹ được ưa chuộng, ông Hàn của Lưỡng

 viện, Lănh tụ chính trị, không cần tưởng tượng, chúng ta cũng

 biết bận rộn như thế nào. Bận rộn đến nổi nhà thơ tham chính,

 trong mười năm, gần như không sản xuất được một tác phẩm nào

 đáng kể. Cuộc đụng độ nẩy lửa giửa nhà thơ và nhà độc tài, giửa

 cây viết và cây kiếm, dĩ nhiên trong đoản kỳ, cây viết phải

 nhượng bộ, nhà thơ phải cải dạng chạy trốn qua Bỉ ngày 11 tháng

 12 năm 1851 và ngày 1 tháng 8 năm 1852 tới đảo Jersey, một trong

 những đảo thuộc Anh vùng Normandie, bắt đầu cuộc lưu vong hai

 mươi năm.

 Nhưng đó là một lưu đày hạnh phúc, sáng tạo và khám phá. " Tôi

 thích sự phát văng ", nhà thơ thường tâm sự với bằng hữu " tôi

 yêu sự lưu đày ". Ông yêu thích cuộc sống lưu vong này đến nổi,

 năm 1854, Victor Hugo viết cho Hetzel, Giám đốc nhà xuất bản của

 ông : " Tại sao tôi lại không bị lưu đày từ trước ? "

 Tuột xuống khỏi quyền cao chức trọng, địa vị xă hội khả kính, xa

 đời tổ quốc, bằng hữu, khách khứa quư phái, đám đông ngưởng mộ,

 nhà thơ được dịp hoà ḿnh vào thiên nhiên, khôi phục lại con

 người nguyên thủy của ḿnh. Sử gia Michelet, trong một cuộc thăm

 viếng Victor Hugo ở ngoài hải đảo đă nhận thấy dường như ông có

 " sức mạnh của một người bị lôi cuốn, đi bộ không ngừng nghĩ và

 tắm biển một ngày hai lần ". Bị di chuyển từ đảo này qua đảo kia

 ông cũng chẳng quan tâm : cuộc sống bên ngoài là phó mặc với kẻ

 thân đă ngoại vật rồi. " Tôi ch́m đắm vào thi ca ", ông viết cho

 một người bạn, " giữa núi đá và những cánh đồng, hoa lá và trời

 mây, non nước ". Victor Hugo viết hết tác phẩm này đến tác phẩm

 khác. Tiếp theo Tiểu Napoléon (Napoléon le Petit) là H́nh Phạt

 (Les Châtiments). Nhiều bài thơ trường thiên, bất hủ được hoàn

 tất trong hai ba ngày đêm. Khi những ư tưởng, hồi ức ào ạt tuôn

 trào, cộng những kinh nghiệm mới, những cảm nghiệm mới đầy ắp,

 ông không quan tâm tới văn thể nửa mà viết tràng giang đại hải.

 Les Contemplations (Những Suy Tưởng), một trường thiên gồm hai

 tập, một tác phẩm tự biện giải và tự truyện bằng thơ, được viết

 một năm rưỡi sau mùa hè 1853, sửa kỷ lại lần cuối năm 1855. Cũng

 trong khoảng thời gian từ 1853 tới 1850, hai thi phẩm trường

 thiên được thai nghén và hoàn tất. Đó là Dieu (Thượng Đế) và La

 Fin de Satan (Chung cuộc của Sa-Tăng), hai thi phẩm mang tính

 chất tiên tri mà Victor Hugo giử lại, chỉ cho in sau khi nhà thơ

 qua đời. Từ đảo Jersey qua đảo Guernsey, ông hoàn thành thi tập

 La Légende des Siècles (Huyền thoại của những thế kỷ), một thứ

 " lịch sử của loài người " viết theo thể anh hùng ca, đồng thời,

 một bản tóm lược tư tưởng thế kỷ thứ 19. Rồi cuối cùng kiệt tác

 Les Misésables (Những kẻ khốn cùng) được viết xong cuối năm

 1861.

 Theo Matthew Josephson " Victor Hugo không phải là một nhà tư

 tưởng có hệ thống, và sự học vấn của ông, như Sainte-Beuve nói,

 không đồng đều chừng mực ". Thế nhưng những nổi thăng trầm,

 những thảm kịch của cuộc sống riêng tư và công cộng mà ông đă dự

 phần vào, đă đẩy Victor Hugo tới chổ phải đào sới tâm hồn, tái

 xét lại những niềm tin cố cựu của ḿnh, đồng thời cả những hành

 vi cử chỉ của ḿnh nữa ; nhịp sống chậm bước nơi hải đảo cho ông

 có th́ giờ tra vấn ư nghĩa của những biến cố dị thường chụp lên

 đời ông, và càng về già, ông càng nghĩ nhiều tới tương lai.

 " Ông suy tưởng mỗi ngày một mănh liệt hơn và dần dần thấy ḿnh

 bị lôi cuốn vào một cơn khủng hoảng tâm lư, một h́nh thức kinh

 nghiệm tôn giáo, kinh nghiệm lần lượt đưa ông tới những trạng

 thái phấn kích và thống khổ ".

 Cuộc sống nội tâm của Victor Hugo, cho tới giai đoạn xuất thần,

 huyền bí đó, là một chuổi mơ mộng dài. Ông tự gọi ḿnh là một Kẻ

 Mơ Mộng và nhà Suy Tưởng. Giờ đây, một ḿnh trên những bải biển

 quạnh hiu, đối diện tuổi già và tương lai mù mịt, ông bị vây hảm

 bởi những hoài niệm quá khứ, những suy tư không dứt về con

 người, thiên nhiên và Thượng Đế.

 Cái chết đuối bi thảm của cô con gái cưng đầu ḷng Léopoldine

 (năm 1843) là một khúc quanh trong cuộc đời ông. Victor Hugo cảm

 thấy tội lổi và trở nên cay đắng, hồ nghi. Rồi ông tham chính,

 trở thành bạn của đấng quân vương đang trị v́, kế đó, lương tâm

 buộc ông phải đứng vào thế của nhân dân chống lại nhà độc tài,

 bị thất sủng, phát văng vô thời hạn... Ông đă đúng hay sai ? Có

 thể gặp lại và nói với Léopoldine hay không ? Có công lư hay

 không ? Chính nghĩa có thắng nổi gian tà ? Có một đấng Thượng Đế

 công chính hay không ? Trong bài thơ Lời trên đụn cát (Paroles

 sur la dune) trong tập Những Suy Tưởng, ông hỏi biển, hỏi gió

 rằng " phải chăng mọi cuộc đời, t́nh yêu, nguồn vui và hy vọng

 đều rổng tuếch ? ". Cũng trong mạch ưu tư đó, trong bài Kinh

 Hoàng (Horreur), nhà thơ đi trong đêm tối của linh hồn, tự hỏi

 câu hỏi muôn thủa : Con người từ đâu tới ? Con người sẽ đi về

 đâu ? Thế rồi, khi đau khổ lên đến cao độ, theo một tiến tŕnh

 tự nhiên mà bao tâm hồn lớn đă cảm nghiệm trước và sẽ cảm nghiệm

 sau ông, nhà thơ cúi đầu nhận phận, cam chịu sự an bài của Đấng

 Tối Linh. Đó là tâm trạng Hugo qua bài Đau Thương (Douleur) :

        Ôi Khổ Đau, mi là ch́a khóa của Thiên Đàng !

 Ch́a khóa chuộc tội mở ra cánh cửa khép kín !

 Lên cao là hy sinh ; những đỉnh cao bao giờ cũng khắc khổ.

 Từ khi c̣n trẻ, Victor Hugo đă quan niệm chức năng của Thi sĩ

 như là chức năng của đấng Tiên Tri Thấu Thị, bây giờ, ở tuổi ngũ

 thập tri thiên mệnh - trong bài Les Mages - ông khẳng định thi

 nhân như là những đạo sĩ ; những thiên tài tối cao, đă tiếp nhận

 được ánh sáng của Thiên Đàng và tiếp vận đến cho loài người, từ

 đời này qua đời kia. Ông đặt câu hỏi : Nếu đă có những tu sĩ th́

 tại sao những kẻ tiếp dẩn linh hồn - những tiếp đạo sư - như

 Virgil và Dante, giống như những Isaiah và Ezekie thưở xưa, lại

 không thể là những đạo sĩ được ? Trong nguồn cảm hứng xuất thần

 đó, nhà thơ, trong bài Ibo, với tư cách một nhà tiên tri, một

 đạo sĩ, sẽ cố gắng mạo hiểm để khám phá những huyền bí của cái

 Bất Khả Tri để hy vọng phát lộ cho loài người, những kẻ " trôi lăn

 trong vô minh... cư trú trong đêm tối ".

        Những định luật của định mệnh chúng ta trên trần gian,

        Và mến những luật lệ này là điều bí ẩn

        Thượng Đế đă ban thành lời ;

        Th́ ta là tinh thần...

        Vậy, những qui luật của vấn đề của chúng ta

        Ta sẽ thủ đắc chúng

        Ta sẽ đi chinh phục chúng ta ; tư tưởng gia xanh xao,

        Đại Sĩ run sợ, kinh hoàng.

        (Les lois de nos destins sur terre,

        Dieu les écrit ;

        Et si ces lois sont le mystère,

        Je suis l'esprit...

        Donc, les lois de notre problème,

        Je les aurai.

        J'irai vers elles, penseur blême,

        Mage effaré.)

        3. NHNG THẦN LINH NÀO ĐĂ Đ-I THOI VỚI VICTOR HUGO ?

 " Văn kiện này chắc chắn sẽ trở thành Thánh Kinh của tương lai "

                                 _ Victor Hugo, 22-10-185

 " ... chủ thuyết Duy linh : Tôn giáo mới của nhân loại "

                                _ Luigi Pirandello, 1930

 Từ lâu, Victor Hugo đă tin theo Thần bí học (Cabalisme), giáo

 lư, Pháp thuật thần thông trong Cựu ước và là một nhà Duy Hồn

 thuyết (Animiste), ông nh́n nhận và thấy những biểu tượng, nếu

 không nói là những linh hồn, trong muôn thú, cỏ cây, ngay cả

 trong những tảng đá " cau mày dễ sợ " và những núi dốc ngược dọc

 theo bờ biển đảo Jersey. Nhà thơ cảm nhận và chia xẻ cảm giác

 của thảo mộc trước khoa học thực nghiệm hơn một thế kỷ. Và nếu

 ông không cảm nhận được th́ đă có những tiếng nói vô h́nh bảo

 cho ông biết. Trong một bài thơ làm vào thời đó, ông đă viết :

        Bông hoa đau khổ và nhắm mắt dưới lưỡi kéo...

 Tâm trạng và tư tưởng Victor Hugo đă chín mùi cho một kinh

 nghiệm huyền bí. Thế rồi sứ giả - hau tác nhân ? - của Khoa học Huyền bí xuất

 hiện. Ngày 6 tháng 9 năm 1853, bà Delphine de Giradin, một người bạn

 củ từ Paris đột ngột tới Jersey mang theo một sự sùng bái mới

 đang rầm rộ thịnh hành khắp Mỹ châu, Anh quốc và Âu châu lúc bấy

 giờ : phụ đồng bàn - tiếp xúc với các vong hồn bằng cái bàn. Bà

 Giradin giải thích với những người hoài nghi trong gia đ́nh Hugo

 rằng người ta có thể nói chuyện với những người đă chết bằng

 cách nói với những cái bàn và bàn trả lời bằng cách không những

 nghiêng, chúc xuống mà c̣n gơ ra cả chử, cả câu theo mật hiệu.

 Gia đ́nh Victor Hugo lúc ấy đang ngụ ở đường Marine Terrace,

 ngoài Thi hào c̣n có bà vợ là Adèle Hugo, cô con gái cũng tên là

 Adèle, hai con trai là Charles Victor và Francois Victor, và một

 người bạn thân của gia đ́nh là Auguste Vacquerie, em chồng của

 Léopoldine.

 Những cuộc thí nghiệm đầu tiên trên cái bàn sẳn có trong nhà,

 trước những con người hoài nghi, là những thất bại bối rối. Bà

 Giradin biện bạch rằng các vong không " giống như những con ngựa

 kéo xe " lúc nào cũng sẳn sàng tuân theo mệnh lệnh. Theo tôi,

 người viết bài này, trở ngại lớn nhất là thái độ đố kỵ, bất tín

 của gia đ́nh Hugo đối với phong trào phụ đồng bàn. Tâm linh hiển

 hữu quanh ta như những làn sóng điện trong không khí. Muốn bắt

 được những làn sóng mong muốn th́ trước hết, về phương diện

 khách quan : chúng ta phải có một cái điện đài đă, ở đây là kiến

 thức hay niềm tin tâm linh - thứ đến ; về phương diện chủ quan :

 chúng ta phải có ư muốn giao tiếp, có thái độ thành khẩn, cởi

 mở, thứ ba : điều kiện thời tiết - hay bầu không khí - phải

 thuận ḥa. Vacquerie giải thích rằng gia đ́nh Hugo sở dĩ ác cảm

 đối với phụ đồng bàn v́ họ nh́n thấy đằng sau cái phong trào

 quần chúng của hiện tượng này là bàn tay của mật thám Pháp đang

 ngày đêm muốn lái tâm trí dân chúng để họ khỏi để ư tới những

 việc làm sai quấy của chính phủ. Sau đó gia đ́nh Hugo hoàn toàn

 thay đổi thái độ, nhất là v́ Jersey quá xa Paris, không có cảnh

 sát, mật vụ nào nhúng tay vào được và cũng không có ông đồng bà

 cốt chuyên nghiệp nào có mặt ở đó cả, Mme de Giradin là bạn cố

 giao. Bà Giradin đi vào trong làng mua một cái bàn ba chân ở một

 tiệm bán đồ chơi. Lần này bà dỗ dành được Victor Hugo tham dự và

 buổi phụ đồng chổi đó thành công trên cả sự mong ước : cái bàn

 gơ ra những mật hiệu, ghép lại thành chữ " LEOPOLDINE ". Như

 thế, linh hồn cô con gái lớn đă nhập đồng. " Họ khóc và họ

 tin... " Vacquerie kể lại như vậy. Từ đó họ ngồi phụ đồng bàn

 không ngừng nghĩ. Bà Giradin từ giả vào ngày mười ba hoặc mười

 bốn tháng chín nhưng những cuộc hầu đồng vẫn tiếp diễn măi đến

 tận năm 1855, lúc gia đ́nh Hugo sắp dời sang đảo Guernsey.

 Charles Victor tỏ ra là một đồng cốt có căn nhập đồng rất nhạy,

 nhanh, dễ dàng trong khi Victor Hugo điều khiển, đặt câu hỏi.

 Vẫn theo Vacquerie : " Chúng tôi không đợi đến tối, chúng tôi

 bắt đầu ngay từ trưa và không ngừng măi cho tới sáng hôm sau...

 cùng lắm chúng tôi mới phải gián đoạn buổi ngồi đồng để ăn tối

 mà thôi ". Thu qua rồi đông tới trong sự thờ ơ của những mái đầu

 miệt mài cắm cúi trên cái bàn giao tiếp với thế giới vô h́nh.

 " Biển cả vang ầm ḥa lẩn với những cuộc đối thoại này,

 Vacquerie ghi lại : " Sự huyền bí của sự đối thoại sâu đậm thêm

 bởi mùa đông, đêm tối, giông băo và cảnh cô tịch ".

 Chỉ có Mme Drouet lúc đó đang trú ngụ tại khách sạn gần đó là

 không bị kích động tinh thần bởi những cuộc đối thoại với thần

 linh này và c̣n giữ thái độ hoài nghi, thực tiễn, rất người đời.

 Bà cảnh giác Victor Hugo : " Anh lên giường và đi ngũ đi, để em

 yên, rất may là em không có cái bàn tiện dụng cung cấp cho em

 những đề tài làm sẳn để viết thành sách, chương nọ kế tiếp

 chương kia. Em muốn anh tin rằng em là Dante của chính em, Aesop

 của chính em, Shakespeare của chính em. Về phần anh và tất cả

 những người trong gia đ́nh anh, quư vị đang kéo con cá chết mà

 những vong hồn của thế giới bên kia đă buộc vào lưỡi câu của quư

 vị, một tṛ lừa phỉnh phổ thông trong vùng Địa Trung Hải từ lâu

 trước ngày có những thứ bàn ghế mách lẻo lắm chuyện... Em gởi

 đến anh lời chúc ngũ ngon âu yếm nhất ". Quả là một phản ứng khó

 chịu ! Nhưng đó là thái độ thường t́nh của những kẻ mà đối với

 họ, đời sống này là chân thật và duy nhất. Có hàng tỷ Mme Drouet

 mà chỉ có vài ngàn Victor Hugo mà thôi. Cũng chẳng lạ ǵ.

 Dante, Aesop, Shakespeare đă giao tiếp với Victor Hugo qua cái

 bàn. Hồn Shakespeare ứng khẩu ba bài thơ dài bằng tiếng Pháp,

 ngoài ra thi hào c̣n kể : Tôi và nói với tôi như thế này : thi sĩ, ông nghĩ sao về Don Quichotte ?

Và Molière, lúc đó đi qua nói : Hắn cũng là mẫu người giống như Don Juan. C̣n

 tôi nói : Hắn cũng là mẫu người như Hamlet. Don Juan hồ nghi,

 Hamlet hồ nghi. Don Quichotte t́m kiếm, Don Quichotte khóc, Don

 Juan cả cười, Hamlet mỉm cười. Cả ba đều đau khổ. Trong cái sọ

 người mà Hamlet cầm trong tay, có nước mắt của ông, hỡi

 Cervantes ; có tiếng cười của ông, hỡi Molière. Bộ xương của

 nghi hoặc nhăn nhó dưới vẻ đẹp của cả ba tác phẩm của chúng ta.

 Chúng ta tạo ra những vở kịch, Thượng Đế hoàn thành nó. Hảy nh́n

 lên bầu trời : đó là màn kết đó. Tấm mộ bia mở linh hồn chúng ta

 là tấm màn nhung kéo lên trên phần giải kết. Vỗ tay đi,

 Cervantes ! Vỗ tay đi, Molière ! Vỗ tay đi, Shakespeare ! Thượng

 Đế đang xuất hiện trên sân khấu. Hồn Shakespeare đă dùng tiếng

 Pháp để giao cảm với những người ngồi phụ đồng bàn người Pháp,

 nhưng khi có một người Anh tham dự và đặt câu hỏi th́ tiếng Anh

 được xử dụng. Ngày 7 tháng 6 năm 1854, Trung úy Albert Pinson

 hỏi đặt một số câu hỏi và cái bàn gơ ra những câu trả lời bằng

 tiếng Anh. Pinson yêu cầu đừng ghi lại những câu trả lời này v́

 quá chính xác và liên quan đến chuyện gia đạo rất riêng tư. Năm

 ngày sau (12/6) cũng vẩn có sự hiện diện của Pinson, cái bàn

 thông báo sự hiện diện của các thi sĩ Lord Byron (1788-1824) và

 Sir Walter Scott (1771-1832). Khi Pinson hỏi hồn Byron :

 " Montagne Helt c̣n sống hay chết ? " th́ hồn Byron trả lời :

 " You know not what you aks. " (Anh không hiểu chính điều mà anh

 hỏi).  Cuộc đối thoại với hồn Sir Walter Scott diễn ra như sau :

        _ Qui est là ? (Vong nào đó ?)

        _ Scott.

        _ Est-tu Walter Scott ? (Có phải anh là Walter Scott

 không ?)

        _ Oui. (Phải)

        _ Eh bien ! Parle en anglais. (Tốt lắm ! Nói bằng tiếng

 Anh đi)

        _ Vex not the bard ; his lyre is broken, his last song

 sung, his last word spoken. (Đừng làm rộn thi sĩ ; cây thất

 huyền cầm của chàng đă gẫy, bài hát cuối của chàng đă được hát

 lên, lời cuối của chàng đă nói xong rồi)

 Ngoài những nhân vật trên, những linh thần đến thăm Victor Hugo

 c̣n có Aeschyleus, Platon, Molière, Racine... nhà thơ trẻ André

 Chénier bị lên đoạn đầu đài năm 1794 được hỏi tại sao bài thơ

 mang tựa đề " XIX " của chàng bị bơ dở, đă ứng khẩu đọc ngay

 đoạn thiếu sót đó ! Cả Đức Chúa Jesus, Mohamed, Galileo và

 Isaiah. Cả con chim bồ câu của con Tàu Cứu Nạn của ông Noah và

 con lừa của tiên tri Balaam ! Nhà văn André Maurois, trong cuốn

 sách viết về tiểu sử của Victor Hugo mang tựa đề Olympio (New

 York, 1856), đă nhận định đúng rằng : " Victor Hugo đă cực kỳ

 coi trọng những sự phát lộ (của những linh thần) này và (...)

 xúc động sâu xa khi thấy rằng những linh hồn đă nói bằng ngôn

 ngữ của chính ông, và công nhận triết lư của chính ông. Những

 cuộc lên đồng tại Marina Terreca đă đóng một vai tṛ lớn lao

 trong sự phát triển của cá tính ông. Ông nghĩ rằng những linh

 hồn xuất thể đă chọn một cái bàn ở đảo Jersey như một phương

 tiện truyền thông là một điều hoàn toàn tự nhiên. Ông chân thành

 nghĩ rằng triết lư của ông, bằng cách này, đă nhận được từ cội nguồn của linh thánh một sự chuẩn nhận trang trọng ". Trong một bức thư viết cho Mme de Giradin ngày 4 tháng Giêng năm 1855, Victor Hugo viết :

 " Những cái bàn nói với chúng tôi những điều kỳ lạ nhất. Tôi mong có thể nói với bà về những điều này và hôn tay - hay đôi cánh tay của bà !... Cả một hệ thống vũ trụ khai tịch luận mà tôi từng suy ngẫm - mà một phần đă viết ra - trong hai mươi năm trở lại đây, đă được xác nhận bởi những cái bàn, và với những sự trau chuốt huy hoàng. Giờ đây chúng tôi sống trong dung quang của một chân trời huyền bí đang đổi thay tất cả mọi viễn tượng của cuộc lưu đày của chúng tôi ; và chúng tôi thường nghĩ tới bà, người mà chúng tôi hàm ân đă mở ra cho chúng tôi cánh cửa này.

 " Những cái bàn khuyên bảo chúng tôi phải im lặng và giữ kín - trừ hai chi tiết quan trọng, thực thế - bà sẽ không thấy điều ǵ liên quan tới chúng trong cuốn Những Suy Tưởng của tôi ".

 Một cách ư thức, Victor Hugo đă " không pha trộn với thơ tôi một ḍng nhỏ nào của những ḍng thơ mà các linh thần đă đọc qua cái bàn đó, cũng không chiếm hữu một ư tưởng nào từ nguồn đó ". Ông tuyên bố : " Bao giờ tôi cũng kính cẩn coi chúng thuộc về Đấng Bất Khả Tri, tác giả duy nhất của chúng ". Dù e sợ thần linh, dù muốn tôn trọng những lời khuyên bảo và tác quyền của Đấng Vô H́nh, một cách vô thức, Victor Hugo vẫn đặt một số thơ " phụng bút " (được cái bàn " đọc cho chép ") vào phần kết tập cuốn Les Contemplations. Hai phần ba thi tập này dành cho những đề tài trần gian, bài trường thiên có tính chất tiên tri ở cuối tập - bài Bouche d'ombre (Miệng âm u) đă làm những đọc giả trung thành của thi hào phát run v́ ông đă công nhiên luận bàn về những phát lộ của những thần linh. Trong bài thơ này cũng như trong bài

 Thượng Đế và Chung Cuộc của Sa-Tăng - những tác phẩm chỉ được xuất bản sau khi tác giả qua đời - " những sự huyền nhiệm của Mật giáo Cabbala (trong Cựu ước) và của triết thuyết Pythagora mà ông từng suy ngẫm nhiều năm đă được trải ra dưới h́nh thức triết luận hay suy lư. Chủ đề trung tâm của những bài thơ tiên tri trường giang này là sự chiến thắng của đức hạnh thiêng liêng trên mănh lực của cái ác xấu và bóng tối " (Matthew Josephson, Victor Hugo, 409).

 " Hệ thống vũ trụ khai tịch luận " (Cosmogonie) của Victor Hugo gồm những điểm chính như sau :

        1. Quan niệm " Linh hồn chuyển sinh " (Transmigration de l'âme) hay Luân hồi (Orphisme, Pythagoréisme).

        2. Quan niệm " Hoá thể " (Transubstantiation) : mọi vật thể đều sống, cảm, nghĩ và tiến hóa trên quá tŕnh siêu vượt về Thượng Đế.

        3. Quan niệm " Phiếm thần " (Panthéisme) : vạn sự, vạn vật, dù vô tri như vật chất, cũng đều là một phần của Thượng Đế. Vũ trụ Khai tịch luận trên của Victor Hugo có tính cách lạc quan v́ thi hào tin rằng : mọi sự vật đều hóa sinh và tiến hóa từ những trạng thái thấp kém lên những trạng thái cao hơn. Bằng cách nào ? Theo Hugo tiền tŕnh thăng hoa của linh hồn gồm ba cấp :

        1. Bằng con đường đau khổ : đó là cái phải trả cho những lầm lạc, là sự bồi thường và điều này giải thích mọi khổ đau trên đời, mọi ác xấu trong thế giới.

        2. Bằng tri thức : là sức mạnh giải phóng con người khỏi sự ác xấu. Người ta độc ác, do đó đau khổ, v́ vô minh.

        3. Cuối cùng bằng t́nh thương yêu : là ân huệ tỏa ra từ Thượng Đế, là tính chất lư tưởng của mối liên hệ giữa con người với con người và vạn vật.

 Đặc tính của Vũ trụ Khai tịch luận của Victor Hugo là không có sự ác xấu " tuyệt đối ", thi sĩ không chấp nhận quan niệm về sự Sa ngă, ư niệm căn bản của Thần học Thiên Chúa giáo.

 _ Tại sao Thượng Đế lại tạo ra sự ác xấu và bóng tối vô minh ?

 _ Bởi Ngài " cần " những sinh vật kém cỏi hơn thay v́ đồng thể tẻ nhạt với Ngài. Và quan trọng hơn, sự ác xấu là điều " cần thiết " để con người có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo. V́ nếu con người luôn luôn được sống trong vĩnh phúc th́ thử hỏi nó c̣n có buồn làm những kỳ công ? Có cơ hội tạo nên những tuyệt tác ? (tương tự quan niệm " bất lợi " của chư thiên của Phật giáo). Chỉ có qua khổ đau, bất hạnh, tai họa mà con người mới khám phá ra sức mạnh thần thánh trong ḿnh.

 Kẽ tội lỗi, theo những phát lộ huyền bí của Hugo, bị trừng phạt bằng cách chuyển thể thành súc vật, cây cối và đất đá. Nhưng tuy kẻ tội lỗi bị trừng phạt bằng cách thác sinh vào những h́nh thức hạ đẳng, tôn giáo của Hugo quan niệm có sự cứu rỗi bao dung lồng lộng này là một trong những giáo lư căn bản của ông. Đó là tôn giáo, theo lời nhà thơ " yêu kẻ bị ghét bơ và cứu vớt kẻ hư mất ". Do đó, hiệu quả tích cực cụ thể của kinh nghiệm siêu h́nh của Hugo là, sự thù hận, vốn ngự trị trong ḷng nhà thơ lưu vong bao năm nay, sau cuộc đảo chính hụt năm 1851, đă tiêu tan và dần dần biến mất khiến ông trở thành một con người tâm hồn trong sáng, an b́nh hơn trước rất nhiều.

 Mặc dầu Thượng Đế đă phải để cho sự ác xấu hiện hữu. Ngài đă sắp đặt để những " Thái Dương thể " ; những hữu thể mặt trời của Ngài, những kẻ mà sức mạnh của thần tích được tập trung cao độ trong ḿnh, " mang ngọn lữa trung tâm về cho hành tinh ", Hugo đă viết một cách lạc quan như vậy trong thiên nghiên cứu huyền bí " William Shakespeare " của ông. Ông tin tưởng rằng nhân loại sẽ được cứu chuộc bởi những Đạo sĩ - những Vĩ nhân được tuyển chọn của ông như Shakespeare, Socrates, Galileo, Dante, Voltaire... - những người mà sức mạnh tinh thần cuối cùng sẽ chiến thắng sức mạnh gươm đao của những Caesar Borgia hay Louis Bonaparte.

 Một trong những thông điệp mà Victor Hugo nhận được từ những buổi hầu đồng có những lời như sấm động như sau - tôi viết hoa và viết nghiêng : " KHÔNG C̉N BẤT CỨ MộT ĐịA NGụC NÀO NA... HỠI CON NGƯỜI, HỠI CỎ CÂY, HỠI MUÔNG THÚ : TẤT CẢ LÀ T̀NH YÊU. HỠI BẦU TRỜI, HỠI CHÚNG SINH, TẤT CẢ LÀ SỰ THA THỨ T-I THƯợNG TộT CÙNG. "

 Lấy thi ca làm công cụ truyền cảm, nhà thơ nay là kẻ tiên tri hay đạo sĩ, tự thấy ḿnh có sứ mệnh rao giảng t́nh thương yêu rộng lớn và sự tha thứ cùng cực, t́nh huynh đệ giữa con người và con sự phá hủy địa ngục, tựu thành công việc của cuộc Cách Mạng Pháp. Trong một bài thơ siêu phàm trong thi tập La Légende des siècles (Truyện Thần Tiên của những Thế kỷ) Victor Hugo mô tả một con ngựa bị chủ đánh đến chết đă hướng cặp mắt về trời và

 cầu nguyện cho đến khi tắt thở. Cảm thức về t́nh thương bao la này là điều mà Hugo chưa bao giờ đạt tới và sau đó sẽ thể nhập vào khuôn mặt hệ lụy của Jean Valjean trong Những Kẻ Khốn Cùng.

Theo ông, cuộc Cách Mạng Pháp là một giai đoạn, quyết định trong hành tŕnh về sự cứu chuộc con người, bị ngăn trở đời này qua đời khác bởi những sức mạnh tiêu cực của cái ác xấu. Bài thơ tràng giang " Chung Cuộc của Sa-Tăng " gồm một loạt những biểu tượng, bắt đầu bằng khổ nạn của Đấng Christ và đi tới giai đoạn cuối cùng giải phóng con người - với " Sa-Tăng được xá tội " - tiếp theo sự tái diễn của Cách Mạng Pháp trong thời tương lai. Trong thời gian kinh qua kinh nghiệm huyền bí này, rất nhiều ngày, nhiều tháng Victor Hugo đă ngũ rất ít và viết thư điên cuồng. Những cuộc " đối thoại " của ông cho thấy ông lúc ngập tràn hy vọng, hân hoan, tin tưởng, lúc hồ nghi, thất vọng, ưu uất. Cuối cùng, sau nhiều suy tư khắc khoải, ông chấp nhận huyền nhiệm với một thái độ khiêm cung rất triết lư :

" Tôi sẽ không nài nĩ nửa ; rơ ràng đối với tôi là thế giới cao siêu, dù ưng thuận truyền thông với cái thế giới mồ tối của chúng ta, đă lưỡng lự khi bắt buộc, ngay cả khi sự ṭ ṃ của ta chỉ do ḷng tôn sùng Thượng Đế và kính cẩn đối với vô biên mà có. Thế giới cao siêu muốn măi măi cao siêu... nhưng cũng không hẳn như vậy ; thế giới đó muốn viễn quan của chúng ta chứ không muốn khoa học của chúng ta. Ngay cả khi nó biểu lộ những ư chỉ của ḿnh một cách dễ hiểu hơn đối với con người, nó vẫn sẽ không chấp nhận sự trợ giúp của bằng chứng khoa học và nỗ lực thâm nhập và quan sát của lư trí chúng ta. Tắt một lời nó thích con người cứ tiếp tục hồ nghi. Luật lệ đó đă quá hiển nhiên, và tôi đành cam chịu vậy."

Những cái bàn lên đồng đă cảnh giác Victor Hugo phải dè dặt và khiêm tốn trước Bất Khả Tri. "Kính nhi viễn chi" vậy. Nhưng Thi hào đă được hân hạnh giao tiếp. Có điều, trong nhiều cuộc phụ đồng bàn liên tiếp, "Bóng tối" đă chỉ thị ông không nên làm cho những người đồng thời kinh sợ bởi những phát lộ đột ngột và táo bạo v́ họ chưa được sửa soạn mà chỉ nên khai tâm cho họ dần dần : "Hảy cẩn thận, hỡi con người trần, hỡi kẻ bị phóng tục, hỡi con người của thế kỷ kia... Tốt hơn hảy làm một việc có tính cách tích cực đối với Thế Kỷ Hai Mươi hơn là làm một việc mơ hồ đối với Thế Kỷ Mười Chín. "Victor Hugo hoàn thành hai thi phẩm tiên tri Thượng Đế, Chung Cuộc của Sa Tăng năm 1856 ở Guerney và quyết định chỉ cho in hai thi tập này sau khi ông qua đời, tuân theo "mệnh lệnh" chỉ truyền đạt những phát lộ về một hệ thống tôn giáo mới từ bên kia nấm mồ. Trước đó, ngày 22 tháng mười năm 1854, lúc c̣n ở đảo Jersey, ông đă dặn ḍ con cái và thân hữu về những biên bản ghi chép lại những cuộc phụ đồng bàn như sau : "Văn kiện này chắc chắn sẽ trở thành Thánh Kinh của tương lai, nhưng hiển nhiên là không thể công bố trong lúc sinh thời của bất cứ người nào trong chúng ta, những kẻ đối thoại với những hữu thể huyền bí này."

Việc công bố những văn kiện trên bởi Gustave Simon - chez Victor Hugo : Les Tables Tournantes de Jersey," Paris, 1923 - cùng với những cuộc lên đồng của các Thi Sĩ Louis Singer, Robert Graves, W.B. Yeats... những phụng bút và tự động bút (automatic writing) của bà Rosemary Brown, Ruth Montgomery.... sau này chắc chắn đă đem lại nhiều khả tín cho tân chủ thuyết Duy Linh - Tôn giáo mới của thế kỷ hai mươi. Những tín đồ đạo Cao Đài ở Tây Ninh, Việt Nam, đả tôn thờ Victor Hugo và đă noi gương thi hào, dùng bàn cơ (coeur) làm phương tiện phụng bút để nhận lănh Sấm Truyền của Đức Giáo Chủ .