Mỗi khi bị đọa thì tùy theo sở năng của kiếp vừa qua mà biến hình; hoặc giả lơ lững ở chốn không trung, nơi mà các điễn giao hợp, chờ cho đến đúng thời hay đúng hạn, để mà thăng lên hay giáng xuống. Vì thế người trần hay gặp nó hiện hình mà cho rằng ma hay quỉ. Những Chơn-Linh ấy hoặc do phạm thệ, hay trốn thệ mà phải bị như vậy. Ðến lúc bị các điễn nổ tan mà biến mất, theo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ gọi là bị Ngũ-Lôi tru diệt đó. Những Chơn-Linh đó nếu nhẹ tội thì được nhẹ-nhàng hơn một chút, nên khi các điển phối hợp thì bay lên cao một chút, đặng khỏi tan, nhưng cứ vơ-vẫn mãi ở đó đặng nhìn lại cuộc thế chuyển xây, mà chúng ta gọi là tận đọa tam đồ bất năng thoát tục. -Truyền-Trạng Phước bạch: ...................? Nó giống với nguyên-căn của nó là khi mà nó biết giữ sự trung-dung điều-hòa của nó- vì người ta, có đủ lục-dục thất-tình mới trọn hiểu biết sự thay đổi của càn-khôn vũ-trụ, mới lập được công-đức- bằng nó quá chìu theo Ðệ-Nhứt xác thân, tức là lục-dục thất-tình đã đi quá hạn, làm cho chênh lệch lẽ yêu ái của Phật-Mẫu hằng có, thì nó phải bị chẳng đồng thể. - Truyền-Trạng Phước bạch: .................? Khi thoát xác thì chơn-linh nào phạm tội lại càng đau đớn hơn nhiều, vì lằn âm điển của đất luôn luôn lôi kéo. -Truyền-Trạng Phước bạch: - Có phải vì loid' actraction không? - Phải đó, vì cớ mà bị luân hồi chuyển kiếp đó. Kỳ sau, Bần-Ðạo giải tiếp thể thứ ba. Ðể Bần-Ðạo cho một bài thi nói về thể thứ nhứt, và một bài thi nói về thể thứ hai, các em đọc đi đọc lại có ích lắm đó! Thi: Bãn-chất vốn sanh bởi địa-hoàn, Âm-dương nhờ đó mới thành căn. Nhựa nhành do bởi con vi tố, Máu huyết nảy sanh vật hữu sanh. Nhờ hưởng khí Trời nên được sống, Nương theo vị đất đặng hằng sanh. Kiếp căn bao thuở đà tiền-định, Vi-tố đến hồi trở lại căn.
Nguyên lai bổn-chất vốn trung bình, Lục-dục thất-tình vẫn vẹn thinh. Phật-Mẫu ban cho nên đức tính, Chí-Tôn trau sửa được thành hình. Ruộng cày sáu mẫu lo vun quén, Nhà ở bảy căn gắng vẹn gìn. Trở lại ngôi xưa nhờ khéo dưỡng, Yêu thương Phật-Mẫu tạo nên hình.
Ðó, các em coi thì đủ rõ Ðệ-Nhứt xác thân và Ðệ-Nhị xác thân là gì rồi. Bần-Ðạo thăng . Ðêm 6 tháng 8 năm Canh-Dần ( 19/9/50 ). Phò-Loan: Thừa-Sử Hải; Luật-Sự Khỏe. Hầu-Ðàn: Truyền-Trạng Phước, Luật-Sự Hưỡng, Nên, Du, Ính; Lễ-Sanh Hương-Nương, và hai vị Nữ-Phái. - Cao Thượng-Phẩm : Bần-Ðạo chào các em nam, nữ. Hôm nay Bần-Ðạo xin giải tiếp về Ðệ-Tam xác thân. Ðệ-Tam xác thân là linh-hồn do Ðức Chí-Tôn ban cho, để điều khiển Ðệ-Nhứt và Ðệ-Nhị xác thân, tức nhiên là người cầm cương. Ấy là nền tảng cho sự tiến-hóa của con người, thì lẽ dĩ nhiên nó phải chịu sự thay đổi theo thân sanh của con người, tùy theo sự sáng-suốt của nó. Cũng có khi một Chơn-Linh sáng-suốt mà lại ngự vào một Ðệ-Nhứt xác thân xấu xa để giúp cho Ðệ-Nhứt xác thân được lập công bồi đức trong một kiếp sanh- nhưng điều đó rất ít. Phần nhiều là một Chơn-Linh sáng suốt đều ngự trong một Ðệ-Nhứt xác thân tốt đẹp. Nên về khoa bói toán của Thiên-lý học, người ta có thể đoán được người, khi người ta thấy cái thể bên ngoài của Ðệ-Nhứt xác thân ( tướng tại tâm sanh ). Trong Tam-Thể xác thân chỉ có Ðệ-Tam xác thân là có phận-sự quan trọng hơn cả, vì nó phải chịu trách-nhiệm đối với Chí-Tôn khi trở về ngôi vị của mình. Sứ mạng đặc-biệt của Ðệ-Tam xác thân là phải chế ngự Ðệ-Nhứt và Ðệ-Nhị xác thân cho theo luật Thiên-nhiên của Ðức Chí-Tôn. Nếu nó chẳng kềm thúc được tánh dục vọng phàm phu của Ðệ-Nhứt xác thân thì nó phải bị thiên-khiển và thất phận nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng Sống. Sở hành của Ðệ-Tam xác thân rất khó khăn. Vì nếu mang một xác thân xấu xa thì cũng khó lập công. Còn như mang một xác thân tốt đẹp thì cũng rất có hại cho phận sự của nó. Biết bao Chơn-linh xuống phàm để lập công cũng vì lẽ khó khăn ấy mà phải chịu nhiều trở ngại trong phận sự đến đổi phải bị đọa, vì nó không đủ phương thế kềm thúc Ðệ-Nhứt xác thân, mà phải bị Ðệ-Nhứt lôi cuốn vào đường tội lỗi. Ðức Chí-Tôn là chủ của nó, theo lẽ thì phải giữ nó được trong sạch mới phải chớ, tại sao để cho nó bị vật thể hữu-vi nầy lôi kéo vào đường tội lỗi như vậy? Một điều thắc-mắc cho toàn-thể nhơn-loại trên mặt địa cầu nầy phải tự hỏi lấy mình. Nhưng nếu chẳng có tâm-linh sáng-suốt thì khó mà tìm hiểu cho đặng lẽ huyền-vi bí-mật ấy. Có hỏi tức nhiên Bần-Ðạo phải trả lời để các em thấu rõ lẽ huyền-vi mầu nhiệm ấy, để sau nầy đi truyền-giáo cho nhơn-sanh. Ðã nói rằng Ðệ-Tam xác thân là nền tảng cho sự tiến-hóa của nhơn-loại, thì lẽ dĩ nhiên nó phải chịu sự khảo-thí trong trường thi của Ðức Chí-Tôn lập nơi mặt thế nầy. Nếu một Chơn-Linh thắng được cái thể thứ nhứt và chế ngự được những dục vọng của nó, thì mới được thăng vị. Còn như thắng thể thứ nhứt không đặng thì phải chịu hình phạt. Ðó là luật công-bình của Ðức Chí-Tôn, có công thì thưởng, có tội thì trừng. Thoảng như, Ðức Chí-Tôn không dùng phương-pháp ấy, để lọc lừa các hành động của chơn-linh, thì làm sao mà phân biệt được hàng phẩm cao hay thấp, tùy theo công-nghiệp của Ðệ-Tam xác thân cho đặng. - Thừa-Sử Hải bạch: .................... - Khi Ðệ-Nhị xác thân bị ngũ-lôi tru-diệt thì Ðệ-Tam xác thân phải bị đọa mãi mãi cho đến khi có cuộc ân-xá của Ðức Chí-Tôn thì mới được tái kiếp lại mà lập công chuộc tội. Còn điều gì các em không hiểu cứ hỏi. - Thừa-Sử Phước: - Xin giải về loài vật. - Ðó là ngoài vấn-đề Tam-Thể xác thân của con người, khi khác Bần-Ðạo sẽ giảng về loài vật. Ðể kết-luận về Ðệ-Tam xác thân của con người, Bần-Ðạo nói cho các em hiểu rõ thêm nữa để khỏi phải mờ hồ hay là thắc mắc. Ðã nói rằng Ðệ-Tam xác thân là kẽ cầm cương thì cũng hiểu rõ nó như thế nào rồi, vì sở hành và bản năng của nó giống như người cầm cương . Nếu nó sáng suốt mà chế ngự được Ðệ-Nhứt xác thân theo luật thiên-nhiên của Ðức Chí-Tôn, thì nó được phần khen thưởng của Ðức Chí-Tôn, như kẽ cầm cương biết cẩn thận trong phận sự của chủ nảy giao điều khiển con vật, và cái xe thì được chủ hậu đãi. Còn nếu Ðệ-Tam xác thân chẳng thắng đặng Ðệ-Nhứt xác thân, mà còn bị lôi cuốn vào đường tội lỗi nữa, thì phải bị sa đọa cũng như kẽ cầm cương không biết cẩn-thận để điều khiển con vật, hầu làm lợi ích cho chủ, thì phải bị rầy và quỡ phạt, có khi bị chủ đuổi đi là khác. Ðó, các em hiểu chưa? Bạch, đã hiểu rồi. Bần-Ðạo khen đó chút. Thăng.
Ðêm 16 tháng 9 Canh-Dần. Phò-Loan: Thừa-Sử Hải, Luật-Sự Nhung. Hầu-Ðàn: Thừa-Sử Hợi, Luật-Sự Khỏe, Khen, Hưỡng; Giáo-Hữu Thượng Giác Thanh. - Cao Thượng-Phẩm : Bần-Ðạo chào mấy em. Hôm nay Bần-Ðạo dạy cho mấy em hiểu rõ nguyên căn biến chuyển tuần-huờn của vạn- vật. Vạn vật trong vũ-trụ không vật nào hơn hay kém. Trước sau đều đồng một thể là Chơn- Linh lập đời, định thể đặng các phẩm Tiên Phật có nơi học hỏi, và thi dụng tài năng hầu tô điểm thêm phẫm giá Thiêng-Liêng vị. Do lẽ đó, các phẩm chưa đủ sức lo tròn địa-vị phải luân-hồi chuyển kiếp mà bồi-bỗ thêm. Lúc khai Thiên lập Ðịa thì các đẵng Chơn-Hồn ấy phải đi từ vật-chất lên thảo-mộc, thú cầm, rồi mới chuyển kiếp làm người được. Tính ra, mỗi phẩm đi từ đầu chí cuối mà không bị lầm lạc, thì phải đủ chín chục ngàn kiếp ( 90.000 ) mới trở về Thiêng-Liêng vị được. Vì cớ mà các đẵng Chơn-hồn lúc bị lầm lạc, sa đọa, phải luân-hồi chuyển kiếp mãi mãi, chưa về đặng nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng Sống. Các Chơn-hồn ấy, lúc mới là hóa-nhân, thì còn bãn-chất thật-thà, vì chưa bị sự cám dỗ của vật-chất cho mấy. Sự cám dỗ ấy lại cũng do các Chơn-hồn còn nhỏ phẩm kiếp, muốn cho các Ðấng trên mình đồng về một lượt, mới bày cơ thử thách. Lần lần, các Chơn-hồn nhiểm vật-chất, rồi do vật-chất ấy, mà tạo thành hình thể hữu-vi đặng phô bày cho hết lẽ huyền-vi ra thiệt tướng. Vì vậy, chúng ta thấy sự biến chuyển của Tạo-Ðoan càng ngày càng tăng tiến là lẽ đó. Khi loài người đã lột hết lẽ huyền-vi cho nhau đặng hiểu rồi thì cơ bí-mật chẳng còn nữa. Do đó mà sự qui cổ phải trở lại đạng cho các nguyên-nhân thấy rõ mọi đường học hỏi về sự biến chuyển là lẽ nào. Ngày nay các nguyên-nhân xuống thế mà hiện còn ở tại thế , đã chuyển kiếp mấy lần chín chục ngàn kiếp rồi. Bởi thế mà Chí-Tôn xây cơ chuyển thế cho các nguyên-nhân thấy rõ sự huyền-vi bất khả xâm phạm của Thiên-Ðiều , là dầu cho tay phàm kiếm đặng sự bí-mật của Tạo-Hoá mà họ có thể kiếm đặng sự sanh của Ðức Chí-Tôn hằng dễ hay chăng? Ngày nay các nguyên-nhân đã thấy rõ sự tiến-hóa của họ về vật-chất là mầm tiêu-diệt, nên tự họ phải nhường bước trước hình phạt Thiêng-Liêng. Họ đã hiểu đặng huyền-vi bí-mật của vũ-trụ mà họ không hiểu lẽ sanh tồn do đâu mà có. Vì vậy mà lần hồi, họ chỉ nhờ học hỏi nơi đạo-đức mới hiểu lẽ ấy do đâu. Lần nầy, vì các Chơn-Linh xuống phàm quá lâu nên Ðức Chí-Tôn muốn đem về hết một lượt, rồi cho trở xuống học lại lớp khác. Bỡi cớ, Tam-Ngươn tận mãn, thì nhứt ngươn kế tiếp là vậy. Còn quỷ-nhơn là những Chơn-hồn của Quỷ-Vương nơi Tam-Thập Lục-Ðộng cho xuống đặng cho làm các bài vở cho các nguyên-nhân học hỏi. Vì cớ, cho nên các nguyên-nhân mà tội lỗi cũng phải đến cõi Phong-đô chịu sự giáo-hóa mà định trí, định thần, rồi chuyển kiếp nữa, chớ chẳng hề vì Quỷ-vương mà tiêu-diệt cho đặng. Mấy em đã rõ chưa. Ðể bữa khác, Bấn-Ðạo dạy thêm nữa, bữa nay chừng đó cũng vừa đủ. Mấy em ráng học nghe! Bần-Ðạo chào mấy em. Thăng.
Ðêm 23 tháng 9 Canh-Dần. Loài-vật. - Cao Thượng-Phẩm : Bần-Ðạo chào các em. Ðã hèn lâu, Bần-Ðạo hứa với các em để giải về loài vật. Hôm trước, Bần-Ðạo đã giải về Tam-Thể xác thân của con người cho các em hiểu rồi, nay Bần-Ðạo giải luôn về loài vật cho các em hiểu rõ.Về sự tiến-hoá của Bát-Hồn, loài vật đứng vào phẩm thứ ba. Nó cũng biết cảm-xúc như loài người vậy, nó cũng biết thương, biết ghét; nhưng nó không được khôn ngoan như loài người. Loài vật chia làm hai loại: Loại Thượng-cầm, và loại hạ-thú. - Loại Thượng-cầm có tính chất giống như loài người, là có thứ chim biết nói, nó nhớ cũng như loài người. Ngày xưa, người ta dùng chim để đi thơ từ chỗ nầy sang chỗ khác. - Còn loại hạ-thú, có thú khôn ngoan như loài người, nó cũng biết nghe, và biết vâng lời sai biểu của loài người, lại cũng có thứ giống về bãn-chất loài người như con khỉ chẳng hạn. Về loài vật dầu cho Thượng-cầm hay Hạ-thú đều có thọ một điểm linh-quang của Ðức Chí Tôn ban cho cũng như loài người vậy. Từ loài vật nó cũng thay đổi nhiều kiếp mới tiến hoá lên loài người được, và chính nó cũng do sự tiến-hoá mà biến hình. Cũng có nhiều khi loài người làm nên tội ác trong kiếp sanh, mà phải bị luật thiên-khiển trừng phạt, rồi cho đầu thai trở lại làm loài vật. Cái Bí-Pháp của các nền Ðạo-Giáo đã khai mở từ xưa, cũng như Giáo-Lý của Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ đều dạy cho Môn-đồ về sự tiến-hoá của Bát-Hồn, và về sự luân-hồi chuyển kiếp, hoặc về sự bị giáng cấp của Bát-Hồn và do Luật Thiên-Ðiều phân định chí công. Vậy một khi bàn đến loài vật, thì người có Ðạo ai cũng nhìn rằng là bậc thứ ba của Bát- Hồn. Nó cũng có thể tiến-hoá lên phẩm người, và cũng có thể biến trở lại thảo mộc, tùy theo sở hành gián-tiếp của nó, nên có thể được hai bãn-chất của loài người và của thảo-mộc. Thăng.
Ðêm 11 tháng giêng Tân-Mão. Phò-Loan: Luật-Sự Nhung, Khen. Hầu-Ðàn: Chư vị Luật-Sự. - Cao Thượng-Phẩm : Bần-Ðạo chào các em nam, nữ. Hôm nay Bần-Ðạo dạy về sự phân biệt hữu-hình và vô-vi. Trong vũ-trụ, vạn-vật thảy đều là hữu-hình, nhưng trong cái hữu-hình lại là vô-vi biến tướng. Một hình thể lại là một sự cấu-tạo của những tế-bào. Những tế-bào ấy lại kết tụ bởi khí ngũ-hành, khí ngũ-hành biến chuyển bởi âm-dương; âm-dương ấy lại điều-động được là nhờ khí Hư-vô vận chuyển. Vì cớ, trong mỗi xác thân dù vật-chất, thảo-mộc, thú-cầm hay loài người, thảy đều do sự biến chuyển của khí Hư-vô. Vậy thì mỗi hình vật hữu-vi, đã phải chịu nơi quyền năng vô biên của khí Thái-Cực mà được trở nên hình tướng. Những tế-bào là những hột điển-quang của âm-dương chi khí. Trong mỗi tế-bào đều có hột điển âm và hột điển dương vận chuyển. Do sự khác nhau chỗ hột điển âm nhiều hay ít mà sự sáng-suốt của khối linh-quang được tỏ rõ cùng không. Hễ âm nhiều thì phải nặng trịu. Còn về mặt vô-hình, thì chỉ là Lưỡng-Nghi biến hoá mà thôi, vì cớ nên không phải là hình tướng hữu-vi của vũ-trụ được. Vậy thì, vô-vi là cơ biến-hoá, còn hữu-hình thì lại là sự biến chuyển. Hai đàng là hình với bóng, hễ hình đã mất tức là các tế-bào đã tan rã, thì khí Lưỡng-Nghi trở lại cõi Hư-vô, đó là thăng về Thượng-giới. Còn như những kẽ bị tội phải trầm luân khổ hải, hay là phải chuyễn kiếp tái sanh là do những tế-bào khi tan ra lại lẫn-lộn điển âm cùng với điển dương, nên chẳng thể rời nhau được, khiến cho khí Lưỡng-Nghi ở trong thể xác không hiệp được với khí Lưỡng-Nghi của khí Hư-vô. Vì vậy mà phải luân-hồi mãi mãi cho tới ngày tế-bào đã phân rõ âm dương mới thôi. Vậy thì, ở trong sự hữu-hình lại có vô-vi ẫn chuyển; còn vô-hình lại là khí điển-quang mà thôi. Các em đã rõ chưa? Thôi Bần-Ðạo kiếu.
Ðêm 23 tháng 11 Tân-Mão ( 21/ 12/ 51 ). Phò-Loan: Thừa-Sử Phước, Luật-Sự Nhung. Hầu-bút: Luật-Sự Hưỡng. - Cao Thượng-Phẩm : Bần-Ðạo chào mấy em. Bần-Dạo thấy mấy em có điều thắc mắc, Bần-Ðạo cũng cần giải rõ cho các em được hiểu. Mấy em đã hiểu rõ thế nào là nguyên-nhân, hoá-nhân, và quĩ-nhân rồi đó chớ. Vậy nói thử cho Bần-Ðạo nghe. - Thừa-Sử Phước bạch: - Thưa Ðức Ngài, nguyên-nhân là những người tạo được phẩm-vị nhiều kiếp. - Không phải. - Thừa-Sử Phước bạch: - Là Nguyên-Linh Ðức Chí-Tôn cho xuống trần. - Mà xuống trần để làm gì? - Thừa-Sử Phước bạch: - Ðể dìu-dắt hoá-nhân đi lên đường tiến-hoá. - Cũng chưa đúng. Ðể học hỏi về cơ tấn-hóa. Cũng có phần nguyên-nhân đến đặng mở cơ giáo-hoá; song không ở trong |