ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Từ Bi Bác Ái Công B́nh

[ Thất Thập Tam Niên ]

Ṭa Thánh Tây Ninh

 

Đời Ngắn Ngủi

 

Tôi đến trọ đời chỉ một chốc

Thấy trăm năm mới sáng đă chiều

Sinh khôn cho lắm cũng về đất

Để lại thiên hà trụ giới xoay .

 

Hạ Paris

15-7-1998

Huỳnh Tâm

 
 

Cẩm Nang Kinh

 

Biên khảo  Huỳnh Tâm

Lời Giới Thiệu

Hiền Đệ Huỳnh Tâm [ Paris ]

 

Kính Hiền Đệ .

        Tôi nhận quyển Cẩm Nang Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo của Hiền Đệ do Phan Ngọc Truất trao lại vào ngày 30/12/1997 . Buổi chưa có Trời-Đất, âm dương tương hiệp phát khởi Càn khôn rồi biến sanh vạn vật muôn loài, cho đến khi càn khôn phân định th́ hoằng khai Nhứt Kỳ Phổ Độ, rồi kế tiếp Nhị Kỳ Phổ Độ để giáo hóa chúng sanh tu hành. Đế buổi Hạ Nguơn mạt pháp, Đức Chí Tôn giáng trần dụng quyền linh Cơ Bút khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Chuyển tiếp qua ba thời Khai Giáo : Nhứt Kỳ, Nhị Kỳ và Tam Kỳ cũng chưa có Kinh Tận Độ .

Măi đến mười năm [ Đệ Thập Niên ], Đức Quyền Giáo Tông, Đức Hộ Pháp dâng sớ cầu xin được Đức Chí Tôn ban cho Tân Kinh tức Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo là Kinh Tận Độ đó. Một kho báu quí gía vô tận Đức Chí Tôn ban cho chúng ta, từ ngày có Kinh Tận Độ các Chơn Hồn được siêu thoát, như vậy có nhiều bạn Đạo chưa biết giá trị của Tân Kinh .

Hôm nay Hiền Đệ gia tâm sưu khảo, diễn giải rơ nghĩa lư diệu huyền của Kinh Tận Độ, v́ Đức Chí Tôn ban ân cho mỗi người chúng ta, kể như có được ch́a khóa mở cửa Bạch Ngọc Kinh, là khi măn kiếp trần có đường về [ Cơi Thiêng Liêng Hằng Sống ] . Vậy tôi long trọng giới thiệu với các bạn Đạo và để lời khen Hiền Đệ .

Ṭa Thánh Tây Ninh, ngày 07 tháng 12 Đinh Sửu

[ DL:05/01/1998 ]

Phối Sư

Thái Thế Thanh

 

Lời Bộc Bạch

        Cẩm Nang Kinh dẫn giải từ nguyên bổn Tân Kinh Thiên Đạo & Thế Đạo của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây Ninh, Tân Kinh Thiên Đạo là phép mầu kỳ diệu được tôn vinh tuyệt đối, như ḍng nước Cam lộ của thời đại hoằng vĩ, bởi Đức Chí Tôn chan rưới Đạo Trời và chư Phật, Tiên, Thánh, Thần đồng truyền tụ cho quư Đấng Chức Sắc Đại Thiên Phong như: Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt [ Lê Văn Trung ], Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang, và năm 1926 chính thức công bố khai mở Đại Đạo truyền lưu đời đời .

Cẩm Nang Kinh nay gửi vào đời ḍng mạch hoằng pháp Tân Kinh Thiên Đạo & Thế Đạo, nhằm thôi thúc cơ duyên thấu suốt thần học và nhuận ư chân lư bao quát của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ .

Nay thần học Đạo Cao Đài mở ra không gian một di sản Đức tin hoằng viễn 700.000 năm lẻ. Và từ mặt nhịp nguyên lư khơi nguồn chảy vào định luật vạn vật muôn loài cùng sống trên căn bản nung đúc Đức tin. Như Tân Kinh mở ra lộ tŕnh khuyến đức vi diệu, xây dựng cho nhân loại một kiến trúc Pháp Đạo hoàn toàn mới, theo ư Thiên Cơ tạo ra môi trường sống để nhân sinh khám phá phương tu của Tân Kinh, như một khoa học thực dụng .

        Thượng Đế v́ háo sanh thương yêu muôn loài hiện thành Thánh Thể công bố tin mừng cứu rỗi và phổ độ. Người ban truyền cho nhân loại Tân Kinh Thiên Đạo & Thế Đạo có đặc thù khuyến Đạo và từ đó làm nền tảng cho những thành tựu vượt ngoài Càn Khôn .

        25/12/1925 thời điểm nhân loại chính thức tiếp nhận Đại Đạo cũng là ngày ghi dấu lịch sử Đức tin Cao Đài trên những bề dày Nhân sinh, Văn hóa và Khoa học đang tiến hóa. Đức Thượng Đế trao quyền Thiêng Liêng cho quư Đấng Chức Sắc Đại Thiên Phong lập Thế và khai mở chính thể Phổ Độ, trên mục đích chân lư Từ bi, Bác ái, Công b́nh và đem lại cho loài người một đại đồng mặt sống dậy nẩy t́nh, nhân nghĩa, đồng sinh phúc lạc . Tân Kinh đem lại cho nhân loại một dung hợp ngôn ngữ, nhận mặt nhau cùng tăng tốc đặc mệnh Đạo phụng sự quyền sống thế nhân, Đạo Cao Đài dâng hiến cho nhân loại một chân lư toàn thiện, phù hợp mọi thời gian, bởi chân lư bao quát với trữ lượng mặt sống vô tận, cũng là môi trường tạo cơ duyên cho cá thể lập nghiệp Đạo .

Tân Kinh Thiên Đạo & Thế Đạo với sứ mạng chuyên chở Pháp Đạo vào đời nhằm hóa độ, cứu rỗi, hướng dẫn nhân loại vượt băng sương thắng khổ và nhập mặt phương tu hành Đạo do Đức Thượng Đế trực tiếp truyền thụ .

Nay chúng tôi mạo muội dâng hiến phần âm chất nhỏ nầy để cùng hầu hạ quư cơ duyên, qua những thôi thúc của trang kinh chứa đựng thuật ngữ Thần học cần phải dẫn giải, nhưng vẫn giữ nguyên ư Tân Kinh Thiên Đạo & Thế Đạo bởi đây là căn bản của gốc Đạo và chúng tôi hoàn toàn Tôn kính quư Đấng tiền

 khai Đạo đă dâng kiếp sinh để h́nh thành những thành tố chân lư qui nhứt toàn thiện và bao gồm những trạng thái nội ngoại vật thể có tính năng phương tu khoa học hoàn chỉnh .

Ngày có Tân Kinh. Nhân loại như được dịp để ứng thân thành Đạo và cũng là nhu cầu cho mọi xă hội đang tiến hóa vào môi trường hoằng vĩ. Tân Kinh Thiên Đạo & Thế Đạo sẽ đời đời trên vị trí nguyên khối của Chứng Pháp và cũng là thước đo truyền pháp để thôi thúc ḷng người vào dây cộng sinh thực hiện phúc lạc .

Đạo thường hằng trên nhịp sống và trải rộng theo từng thời gian phổ độ, chất liệu giải thoát và cứu rỗi vẫn là giáo lư trong sáng, rạch ṛi làm nền tảng đức tin vào trường cửu, bởi thế Đạo Cao Đài ở trên mục đích đó.

 Đạo Cao Đài là chủ của thắng khổ, đem đến cho nhân loại một tính khí chân linh. Đạo bồi đắp vạn vật muôn loài đồng thiện và gieo giống khuyến hạnh .

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do Đức Chí Tôn huyền linh chính thức d́u dẫn Nhơn sanh nhằm chia tay vô minh, nên NGƯỜI mới lập toàn bộ cấu trúc Thần học để quán chúng tâm thức trong Tân Kinh Thiên Đạo & Thế Đạo .

         Đây là một bửu kinh cần nhập thế rộng răi, nên chúng tôi dẫn giải theo nghĩa ư tha lực để làm một nhiệp cầu cơ duyên vào Tự lực, nghĩ rằng Cẩm Nang Kinh sẽ là phương tiện vận dụng thành đạt kiến tánh và xúc tác vào định ư soi rọi hồ nước vô minh phản chiếu thay mầu chọn sắc và phát sinh tĩnh thức Chơn Linh. Hy vọng nhân loại cùng ngôn ngữ chân lư Đạo Trời để lưu truyền vào thời gian và trải rộng ánh sáng muôn mầu phép lạ, Tín Đồ Cao Đài sẽ là nhân chứng sự thực của giác ngộ và công bố kho chứa khuyến đức toàn

 diện đang bày ra trên mặt đất Đời .

        Cẩm Nang Kinh v́ mục đích phụng sự Đạo và lấy tâm ḷng hiến dâng khơi trong từng thành ư, nhằm hầu hạ mọi cơ duyên trên những thành tâm nhận thấu sự hiện hữu Đức Chí Tôn. Sự tŕnh dâng nầy nếu thiếu sót hay sai dị, xin quư cơ duyên chỉ giáo hầu bổ túc cho kỳ tái bản được hoàn bích hơn và chúng đệ cảm động tiếp đón lời giới thiệu châu báu của Ngài Phối Sư Thái Thế Thanh từ Thủ đô quê hướng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây Ninh gửi đến Paris [ France ] những niềm tin vi diệu .

        Cẩm Nang Kinh bởi ḷng thành hướng về đất Bắc Khuyết cầu nguyện Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, Chư Thiêng Liêng và quư Đấng Chức Sắc Đại Thiên Phong Khai Đạo, v́ t́nh yêu thương rộng lớn tế độ biển khổ chan rưới hồng ân cho mỗi cơ duyên đạo hạnh đời đời b́nh an và phúc lạc .

" Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát " .

Kỹ niệm ngày Thánh Đản Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc

[ Đức Ngự Mă Thiên Quân ]

Nhớ Rừng Hương Ṭa Thánh Tây Ninh

Ngoại ô Paris 05/05/1997

Huỳnh Tâm

 

Hội Thánh Kính Cáo

Từ khi mở Đạo, Chí Tôn duy giáng cơ truyền cho Phật Giáo Minh Sư, Minh Đường, Minh Lư dạy dâng kinh cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, song Kinh Tận Độ vong tinh chưa hề giáng cơ cho nơi nào tất cả .

        Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt [ Lê Văn Trung ] khi c̣n tại thế và Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đă trót mười năm trường nghĩa là từ ngày mở Đạo, đă nhiều phen dâng sớ cho Đại Từ Phụ và các đấng Thiêng Liêng đặng xin kinh Tận Độ, nhưng mà Chí Tôn cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật vẫn chưa định ban ân cho toàn sanh chúng .

        Măi đến ngày 23 tháng 7 tới mùng 4 tháng 8 năm Ất Hợi [ 21 au 31 Aout 1955 ], mới giáng cho Tân Kinh. Ấy là một giọt nước Cam Lộ của Đức Từ Bi rưới chan đặng gội nhuần cho các đẳng linh hồn của toàn cả thế giái .

        Chúng ta thầm xét th́ đủ hiểu rằng: Đă trải qua mười năm. Chí Tôn mới mở cơ tận độ. Cơ tận độ Nhơn sanh duy kể từ ngày ban Tân Kinh nầy mà thôi .

        Thương thay cho những kẻ vô phần chịu phận thiệt tḥi quy liễu trước ngày Tân Kinh chuyển Pháp. Ấy cũng là quả kiếp của Nhơn sanh do Thiên cơ tiền định. Nếu chúng ta thương tưởng th́ duy có một phương độ rỗi là tŕ tụng Di Lạc Chơn Kinh hầu các đẳng linh hồn đặng siêu thăng Tịnh Độ .

Ấy vậy, bổn kinh này nguyên của chư Phật, chư Tiên đă giáng cơ truyền thế trong kỳ Trung Nguơn Ất Hợi .

        Khi tụng phải thành tâm và phải để nơi tinh khiết .

                                        Ṭa Thánh Tây Ninh

                                          20-10-1937

 

Tiểu Dẫn Kinh Thiên Đạo Đại Đạo là một hạt giống rất mạnh, quí báu, khó mà chỉ rơ. dầu cho ngàn kinh muôn sách cũng khó bày ra nguyên lư, bởi vậy cho nên Kinh Thánh Tịnh có câu rằng : " Cường danh viết Đạo ", Nay rất may duyên là nguơn hội tuần huờn .

Đấng Từ Bi giáng linh mở hội Tam Kỳ Phổ Độ. Rất nên tỏ rạng trong cơi nhơn hoàn, d́u dắt chúng sanh về nơi cực lạc, việc cần ích là Kinh Tứ Thời Nhựt Tụng mỗi chữ đều lời châu ngọc mà cung kính Đấng Từ Bi, nên phải để chánh tự chẳng nên sai lầm nghĩa ư, bởi cớ ấy chúng tôi phải giữ bản quyền đặng in cho nguyên bổn, hầu để lưu truyền hậu thế .

Ṭa Thánh Tây Ninh

15/02/1927

 

Thượng Đầu Sư                   Ngọc Đầu Sư

Thượng Trung Nhựt               Ngọc Lịch Nguyệt

Lê Văn Trung                    Lê Văn Lịch

 

 

Thiết Lập Thiên Bàn

Thờ Phượng

         Thiết lập Thiên bàn THƯợNG ĐẾ, nơi vị trí tinh khiết nhứt là ở giữa nhà, Thiên Bàn chia thành 3 tầng, treo màn để che khuất và phân biệt nơi thờ phượng, Thiên bàn c̣n gọi là Tam đẳng, thiết lập Thiên bàn Đức Chí Tôn theo nguyên lư Thần học Đạo Cao Đài .

         Riêng Tín đồ Cao Đài ở hải ngoại th́ tùy sự thiết lập Thiên bàn to hay nhỏ bởi ḷng thành, miễn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và cuộc sống hiện tại, nhưng vẫn giữ được thể tính chơn truyền Đại Đạo, bởi đó là cánh cửa hướng về Đấng Chí Tôn và người Tín đồ luôn luôn mang hoài băo thực hiện tinh thần Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ  .

 

Đức Thượng Đế hướng dẫn thiết trí Thiên Bàn

 

1

 

3       2       4

 

5       6       7       8       9

 

10               11              12

 

          1 - Thánh Tượng THIÊN NHĂN [ Đấng Tạo Hóa ] là h́nh ảnh của mắt Trái biểu tượng cho mọi hóa sinh hoàn thành vạn vật đến muôn loài đều sống dưới ánh sáng huyền diệu của DƯƠNG .

        Thiên Nhăn chân dung quyền năng của Đấng Chủ Tể Càn Khôn, nay Đấng là Giáo chủ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ .

         Bí Pháp trong nền Đạo Cao Đài khi thiết lập Thiên Bàn Thượng Đế phải hướng về Phương Bắc, bởi bên Trái là Dương của mặt Nhựt cho mọi sự Mọc, và bên Phải là Âm của mặt Nguyệt và Tinh Tú cho mọi sự Lặn .

        Đó là nguyên lư vũ trụ, hóa sinh vạn vật muôn loài bởi phép gốc Dương cộng Âm mà thành, Thánh tượng Thiên Nhăn c̣n biểu hiện mọi hồng ân cho sự lành và sự sống, như Đấng Thượng Đế dạy rằng :

        " Nhăn thị chủ tâm .

          Lưỡng quan chủ tể .

          Quang thị thần .

          Thần Thị Thiên .

          Thiên Giả Ngả Giả " .

        Nghĩa là : Mắt, là chủ của tâm .

                   Hai lằng yến ở trong Mắt, là chủ tể .

                   Yến sáng là Thần .

                   Thần là Trời .

                   Trời là Ta vậy .

        Thánh Ngôn : " Khi chưa có Trời đất, khí Hư Vô sanh có một Thầy và Ngôi Thầy là Thái Cực, Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, Tứ Tượng biến ra Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng mà lập Càn Khôn sanh vạn vật " .

          2 - Ngôi Thái Cực [ Ngôi của Đức Chí Tôn ] .

        Thượng Đế dạy rằng : " Ngôi Thái Cực là linh hồn của tất cả ". Ngôi Thái Cực được cấu tạo từ thời đại Hồng hoang, c̣n gọi là Đèn Trời hay Thái Cực Đăng chưa bao giờ tắt v́ ánh sáng cộng sinh của muôn loài đồng thọ bẩm nơi Đại Linh Quang [ Thượng Đế ], đèn Thái Cực là sức mạnh của động năng sinh hóa và dưỡng dục. Đèn Thái Cực bảo thủ chơn linh, trí tuệ, là ánh sáng của cứu rỗi và phán xét, cũng là Tiểu Linh Quang của vạn vật muôn loài từ đó sinh bất diệt .

          3 - Trái Cây. [ Đặt bên Phải của Thánh Tượng nh́n ra ].

        Biểu tượng cho Âm tính thuần khiết của sự kết tụ thành Quả từ Hoa mà có [ Dương cực âm sinh ] .

        Hoa từ Dương lột xác thành Âm, nhờ thiên nhiên và thời gian cấu tạo, biến hóa h́nh thù ra Quả đó là Đạo thành tựu .

          4 - Hoa. [ Đặt bên Trái của Thánh Tượng nh́n ra ] .

         Hoa biểu tượng biến hóa v́ Dương, là tính thuần khiết của vạn vật muôn loài, Hoa từ thảo mọc do môi trường cấu tạo và kết tụ thành Tinh chất, Tinh thể của Hoa là Dương luôn luôn mở cửa tiếp nhận sự gieo giống của Âm và tạo ra chuỗi dài thay đổi h́nh thù cho đến khi lột xác thành quả. Hoa thể hiện mọi thanh cao, tạo niềm tin cho mọi sắc và Hoa mang thể Tinh chờ ngày ngộ Đạo .

          5 - Ly Nước Trà. [ Đặt bên Phải ] gọi là Thần của Âm, biểu tượng ḍng nước sinh đời đời, Trà nuôi dưỡng nguồn sinh của Thần chảy trong sự sống và cấu tạo thể chất bền vững [ 1 ] .

        [ 1 ] Sau khi thắp ngũ hương mới rót nước Trà .

          6 - 7 và 8. Ba Ly Rượu. [ Đặt trung tâm Thiên Bàn ] gọi là Khí mang đặc tính Hư Vô, biểu tượng cho mọi sự ngưng tụ của vạn vật muôn loài. Khí chuyển động từ ngộ của Hoa vào Đạo của Quả để kết thành trung tâm của Tam Giáo gọi là Đại Đạo .

          9 - Ly Nước Trắng. [ Đặt bên Trái ] gọi là Tinh của Dương, biểu tượng ḍng bạch thủy thuần khiết chảy miên trường. Bạch thủy bên Trái và Trà bên phải là phép nguyên lư Đạo hài ḥa trên mọi sinh hóa, nước Âm Dương là thủy triều nội ngoại thể của Đại Linh Quang và Tiểu Linh Quang .

        Ḍng bạch thủy của Tinh v́ Dương khởi nguồn từ mọi biến hóa của vũ trụ, vạn vật muôn loài đồng sống dưới cứu rỗi hay hủy diệt bởi phán xét [ 2 ] .

         [ 2 ] Nước trắng c̣n gọi là Bạch thủy .

        Hoa, Quả, Rượu, Trà và Bạch Thủy biểu tượng cho Tinh, Khí, Thần là nguyên pháp của Tam Bửu, mà quư Đấng Phật, Tiên, Thánh, Thần hằng tu luyện đắc Pháp. Ngày nay Đức Cao Đài ban truyền Tam Bửu diệu dụng, làm phương tiện cho nhơn loại tiếp nhận tha lực để tiến hóa và đắc thành toàn diện. Tinh, Khí, Thần là nội ngoại sinh hóa, thành tố của tự lực đắc Pháp .

        Tập tục dâng lễ bốn thời :

        - Thời Tư và Thời Ngọ dâng Rượu gọi là Khí hưng của Trời, bởi thế Tín hữu dâng lễ tưởng nhớ Đức Chí Tôn .

        - Thời Mẹo và Thời Dậu dâng nước Âm Dương gọi là Tinh và Thần của Đất, bởi thế Tín hữu dâng lễ tưởng nhớ Đức Phật Mẫu .

        Thánh ngôn : " Xác thân thiêng liêng vốn ở trong xác phàm mà ra, có thể trông thấy đặng, mă cũng có khi không, do Tinh Khí Thần luyện thành, nhẹ nhàng hơn không khí. Khi ở trong xác phàm ra, nó lấy h́nh ảnh xác phàm như khuôn in rập, Kẻ luyện Đạo, nếu có Tinh Khí mà chẳng có Thần, hoặc có Thần mà chẳng có Tinh Khí, ba món báu nếu thiếu một, th́ Nhị xác thân chẳng huờn thành, bởi vậy nên tam bửu phải hiệp nhứt, th́ Đạo mới kết quả " .

          10 và 12. Hai cây Nến . [ Đèn sáp hay cầy ]. Biểu tượng Thái Cực phân Âm và Dương, đèn Trái là Thái Dương thắp trước, đèn Phải là Thái Âm thắp sau, c̣n gọi là Lưỡng nghi [ đôi mắt ] .

        Pháp Đạo biến hóa từ vũ trụ sinh lưỡng nghi là mặt Trời và mặt Trăng [ Nhựt Nguyệt ]. Loài người cũng có lưỡng Nghi là cặp mắt của sự sáng .

 

          11 - Lư Hương. Biểu tượng hằng sống của vũ trụ, trong lư hương c̣n đặt một đỉnh trầm nhỏ biểu tượng tánh mạng nhập thế và xuất thế .

         Thời khắc b́nh thường thắp 3 cây hương biểu tượng Tam Giáo qui nguyên. Tứ thời, Tiểu lễ và Đại lễ thắp 5 cây hương biểu tượng Tam Giáo qui nguyên Ngũ Chi hiệp nhứt, cũng là 5 cấp thăng hoa của vạn vật muôn loài .

 

3       1       2

 

5       4

 

        1 - Giới Hương : Thanh lọc, trang nghiêm .

        2 - Định Hương : Định tâm, hướng thượng .

        3 - Huệ Hương : Bát nhă, tu, tư và văn .

        4 - Trí Kiến Hương : Trí lực, chân lư .

        5 - Giải Thoát Hương : Ra ngoài ṿng sanh tử .

 

        5 Cây hương trên được phân thành hai hàng như sau :

        - Hàng thứ nhứt thắp 3 cây hương theo sơ đồ trên [ 3, 1, 2 ] gọi là Tam Giáo hay Án Tam Tài [ Thiên, Địa, Nhơn ] .

        - Hàng thứ nh́ thắp 2 cây hương [ 5, 4 ]. gọi là Tượng Ngũ Khí hay Ngũ Chi, biểu hiện cho Giới hương, Định hương, Huệ hương, Trí hương, Giải thoát hương .

        5 cây hương c̣n gọi là [ Tam Giáo qui nguyên, Ngũ Chi phục nhứt thành Đại Đạo ] .

 

        Ba thời kỳ Đại Đạo đều theo Pháp Tam Giáo gui nguyên Ngũ Chi hiệp nhứt :

         Nhứt Kỳ Phổ Độ [ Chân lư Từ Bi ]

        - Phật giáo có Nhiên Đăng Cổ Phật .

        - Đạo giáo có Thái Thượng .

        - Khổng giáo có Đạo Quân .

        - Thiên Chúa giáo có Phục Huy .

        - Hồi giáo có Moise

         Nhị Kỳ Phổ Độ [ Chân lư Bác Ái ]

        - Phật giáo có Thích Ca Mưu Ni .

        - Đạo giáo có Lăo Tử .

        - Khổng giáo có Khổng Tử .

        - Thiên Chúa giáo có Jesus .

        - Hồi giáo có Mohammed .

        Tam Kỳ Phổ Độ [ Chân lư Từ Bi, Bác Ái, Công B́nh ] .

        24/12/1925 Đức Thượng Đế công bố hồng danh Cao Đài, khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Công đồng qui nguyên Tam Giáo hiệp nhứt Ngũ Chi thành Đại Đạo, Đấng làm Giáo Chủ cầm Hồn Đạo cùng cả Giáo Pháp và có Tam Trấn thay quyền cho Tam Giáo .

          Qui Nguyên Tam Giáo :

          1 - Thích Giáo, Đức Thích Ca Mưu Ni .

          2 - Đạo Giáo, Đức Thái Thượng Lăo Quân .

          3 - Nho Giáo, Đức Khổng Phu Tử .

         Hiệp Nhứt Ngũ Chi Đạo :

         1 - Phật Đạo. Đức Thích Ca Mưu Ni .

         2 - Tiên Đạo. Đức Lư Thái Bạch .

         3 - Thánh Đạo. Đức Jesus .

         4 - Thần Đạo. Đức Khổng Tử .

         5 - Nhơn Đạo. Ngôi Giáo Tông .

        Tam Trấn thay quyền Tam Giáo :

        1 - Tiên Giáo. Nhứt Trấn Đức Lư Thái Bạch .

        2 - Phật Giáo. Nhị Trấn Đức Quan Âm Bồ Tát .

        3 - Thánh Giáo. Tam Trấn Đức Quan Thánh Đế Quân .

        Đức Chí Tôn hài ḷng. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Ṭa Thánh tại tỉnh Tây Ninh, Thánh Vức 40 Km, miền Nam, Việt Nam, Phương Đông Á .      

  [ Chiếu Sắc Luật ngày 12/07/65, nh́n nhận Pháp Nhân số 003/65 của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Ṭa Thánh Tây Ninh, theo Hiến Chương ngày 21/01/1965 đă ấn định Thánh Địa 40 Km ] .

 

Thiên Bàn Hộ Pháp

 

1

 

2               3

 

4       5       6       7       8

 

10                9             11

 

        1 - Thánh Tượng phép chữ [ KHÍ ] biểu tượng Khí Hư Vô .  Đức Thượng Đế chọn phép KHÍ làm linh hồn Đạo, thay phần hồn của  NGƯỜI tại Thế để ǵn giữ chánh giáo Đạo Trời và d́u dẫn con cái của NGƯỜI  đồng cộng hưởng Thiên ân công b́nh .

        Nguyên gốc của Khí Hư Vô, hồng danh của Đức Bát Phật, Ngự Mă  Thiên Quân, giáng thế xác phàm là Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc . Đức Thượng Đế phán trước 12 Tông đồ và công bố lập Đạo  Trời tại thế rằng :

        " Tắc, THẦY lấy tánh đức con mà lập Đạo được chăng ? " .

        Đức Chí Tôn [ Thượng Đế ] yêu cầu 11 vị Tông đồ cùng có tên trong bài Thơ dưới đây, đồng hành lễ trước phù chữ Khí và Đức Ngự Mă Thiên Quân  [ Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ] :

        Chiêu, Kỳ, Trung độ dẫn Hoài sanh ,

        Bản đạo khai Sang, Qúi, Giảng thành .

        Hậu, ĐỨức, Tắc, Cư thiên địa cảnh .

        12 vị Tông đồ trên đồng Cầu Đạo đặt ḷng thành vào lời Hồng Thệ trước Đức Chí Tôn và Chư Thiêng Liêng chứng giám :

         Thề rằng : " Từ đây biết một Đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ thay ḷng, hiệp đồng chư môn đệ, ǵn luật lệ Cao Đài, như sau có ḷng hai, th́ Thiên tru Địa lục " .

        Lời Hồng Thệ vi diệu nầy trở thành phép gốc của Đạo, cũng  là nguyên tắc nhập môn cầu Đạo và thôi thúc Tín Đồ lập cộng bồi Đức . Đức Chí Tôn c̣n nhấn mạnh phù chữ KHÍ là uy dũng phần hồn của  Đạo tại thế, phù chữ Khí trấn giữ phía sau lưng của Nhơn sanh hầu bảo vệ  phần hồn và phần xác .

         Trước kia Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ không trấn gữi phần hồn phía sau,  bởi thế nhơn sanh tu nhiều thành Đạo ít, ngày nay tại Đền thánh hay Thánh  Thất, Tín đồ đều thấy rơ trước mặt có Thầy ngự và sau cũng có Thầy trấn giữ  an ninh, tạo thành cơi thanh thoát trang nghiêm và vững niềm tin trong khi  hành lễ .

       11 Tông đồ trên đă tuân mệnh và tuyên hứa hết ḷng trợ lực Đức Hộ  Pháp lập Đạo trên Ngôi vị Hiệp Thiên Đài và Đức Chí Tôn dạy bảo rằng :

 

         " Hiệp Thiên là nơi Thầy ngự, cầm quyền Thiêng Liêng mối Đạo,  Đạo c̣n th́ Hiệp Thiên Đài c̣n. Thầy đă nói: Ngũ chi Đại Đạo bị qui phàm, là  v́ khi trước Thầy giao Thánh giáo vào tay phàm, lâu ngày sai lạc ra phàm giáo.  Nay Thầy nhứt định đến độ rỗi các con thôi " .

       " Lại nữa Hiệp Thiên Đài là nơi Giáo Tông đến tiếp xúc với Tam thập lục Thiên, Tam thiên thế giới, Lục thập bát địa cầu, Thập điện Diêm cung, đặng cầu siêu cho cả nhơn loại " .

        Ngày 18/10/1926 Đức Thượng Đế chính thức công bố hồng danh Cao Đài và lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đại Đạo chân lư bao quát là Từ Bi, Bác Ái và Công B́nh nhằm thực hiện Đức tin toàn năng phụng sự tha nhân, cho nên mới có câu :

        " Cao thượng Chí Tôn Đại Đạo ḥa b́nh Dân chủ mục ",

        " Đài tiền sùng bái Tam Kỳ cộng hưởng Tự do quyền " .

        Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc dẫn giải Hồng Danh Đức Cao Đài rằng :

        " - Hồng danh Cao Đài theo nghĩa phương Đông: Đền thờ cao, Đức tin lớn " .

        " - Hồng danh Cao Đài theo nghĩa phương Tây là: Ngai vàng tối thượng " .

        CAO ĐÀI nghĩa rộng :

        CAO vô đối ra ngoài Càn Khôn, sức mạnh háo sinh từ Hư vô, Trời Đất cao dày vi diệu hồng danh Tam Giáo vô cùng, tiếng nói đồng sống thanh cao của vạn vật muôn loài v́ mục đích chân lư toàn thiện, Thượng Đế thương yêu và chăn nuôi 92 ức nguyên nhân xem như đồng đẳng cao đệ tử, cao đường nhân nghĩa hạnh đức mọi sự đồng sanh, ban bố loài người mở rộng cao kiến, cao minh để giải thoát, đất cao Tổ [ Thượng Đế ] an lành sinh thiện cư xử công b́nh bởi tấm ḷng quí .

        ĐÀI vũ trụ đỡ đầu cuống sống cho mọi hóa sinh, nền đắp cao trông xa mở rộng, lời hứa và bảo đảm sẽ thành, chở che cứu rỗi, gánh mọi sự khổ cho đời, truyền loan chánh truyền, gương soi rọi sạch trong trắng ngoài, CAO ĐÀI nền tảng dung ḥa mọi đức tin v́ duy MộT .

        2 - Trái Cây :

        Biểu tượng sự tinh khiết của Âm, đặt bên Phải phép chữ KHÍ .

        3 - Hoa : Biểu tượng sự tinh khiết v́ Dương, đặt bên Trái phép chữ KHÍ .

        4 - Nước Trà : Biểu tượng tinh khiết v́ Thần, đặt bên Phải gọi là Âm .

        5 - 6 và 7. Ba ly Rượu : Biểu tượng Khí sinh hóa linh hồn vạn vật và muôn loài, đặt trung tâm Thiên Bàn gọi là Khí .

        8 - Nước Trắng : Biểu tượng tinh khiết v́ Tinh, đặt bên trái gọi là

 Dương .

        9 - Lư Hương : Biểu tượng tính nhập thế, xuất thế và phổ độ cứu

 rỗi, đặt trung tâm Thiên Bàn .

1

2             3

        Khi hành lễ thắp 3 cây hương theo thứ tự, 1 biểu tượng Tư bởi Trời, 2 Sửu bởi Đất và 3 Dần bởi Khí sinh vạn vật muôn loài, cũng là năm khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ [ 18/10/1926 ] .

        10 và 11 . Hai cây Đèn :

        Biểu tượng Thái Cực phân thành Âm Dương, đèn Trái gọi là Thái Dương bởi thế được thắp trước, đèn Phải gọi là Thái Âm thắp sau .

        Thiên Bàn Hộ Pháp duy thờ nơi Thánh Thất, tại tư gia chỉ

 treo Thánh Tượng chữ Khí Đức Hộ Pháp nơi cao và tinh khiết .

 

                         Phương Cách Lạy

         Chắp hai tay lạy như cách dưới đây :

         Tay trái bắt Ấn Tư rồi nắm lại. Kế đó bàn tay mặt áp ngoài, rồi ngón cái [ Tay mặt ] xỏ vào giữa ngón cái và ngón trỏ bên tay trái .        

Để hai tay như vậy mà đưa lên trán, xá sâu ba xá, rồi qú xuống .        

Đưa hai tay Ấn Tư lên trán niệm : " Nam mô Phật " biểu tượng Đấng Cao Cả là Trời .

        Thánh ngôn : " THẦY là PHậT chủ cả PHÁP và TĂNG, lập thành Đại Đạo thu hồi các con hiệp một cùng Thầy " .

         Đưa qua bên trái niệm : " Nam mô Pháp " biểu tượng Đấng Thiêng Liêng là Đất .

         Thánh ngôn : " THẦY khai Bát Quái mà tác thành Càn khôn Thế giái nên gọi là PHÁP " .

         Đưa qua bên mặt niệm : " Nam mô Tăng " biểu tượng ba ngàn thế giái và mọi chơn linh là muôn loài vạn vật .

         Thánh ngôn : " Có Pháp mới sanh ra Càn khôn Thế giái vạn vật rồi mới có loài người nên gọi là TĂNG " .

        Đức Ngự Mă Thiên Quân truyền Bí Pháp dạy rằng :

        " Nắm quyền trị thế là Hạo nhiên Pháp thiên chính quyền năng Chí Tôn định, địa cầu nầy không định khác, chỉ có một mặt Trời nầy không có mặt Trời khác, trong hai mươi bốn giờ có một ngày, Đấng làm chủ cầm quyền trong Pháp giới là Hư vô Cao thiên vâng mạng lịnh Hạo nhiên Pháp thiên làm cho vũ trụ khỏi tương tàn với nhau. Địa cầu nầy nếu không mặt luật đạo đức th́ sanh ra bậy bạ con người không chắc sống " .

        " Trước khi nguyện lấy dấu và niệm Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng, dám chắc thật đích xác ba ngôi ấy chưa ai biết rơ .

        Ngày nay Bần Đạo giảng: Phật là ǵ ?, Phật là một Đấng toàn tri toàn năng, người ta lầm lạc tưởng không thấy h́nh dạng là không có người,

 thế gian lầm lạc nhiều lắm. Họ quả nhiên là người sống hiện tại chỉ khác hơn

 chúng ta là không có thi hài mà thôi. Đấng toàn tri toàn năng ấy là Đấng đầu tiên hiệp lại với Chí Tôn .

        Bần Đạo đă giải nơi Phật có ba cảnh đặc biệt :

        1 ] - Hạo Nhiên Pháp Thiên. Tương liên hiệp một cùng Phật [ Đức Chí Tôn ] .

        2 ] - Hư Vô Cao Thiên. Thuộc về Pháp giới cầm cả luật thiên điều .

        3 ] - Hỗn Nguơn Thượng Thiên. Thuộc tạo hóa, thuộc Tăng .

        Phật vị có ba đẳng cấp ấy đặng nắm cả quyền năng càn khôn thế giái .

        Phi Tưởng Diệu Thiên. Nắm quyền hành tạo đoan loài người thuộc Phật, đồng thể với Phật .

        Tạo Hóa Huyền Thiên. Thuộc Pháp và có ba quyền tạo đoan thế giái hữu h́nh nầy vô cùng tận. Tạo hóa cầm sinh khí để tạo sanh vạn vật .

        Phi Tưởng Diệu Thiên. Tạo hóa Huyền thiên. Bấy giờ Phi tưởng Diệu thiên lănh phận sự với Đức Chí Tôn cầm nguơn khí của con người giữ sanh mạng vạn vật kêu là vạn linh .

        Tới Tạo Hóa Huyền Thiên. Phật Mẫu cầm Pháp chuyển cơ sanh hóa không cùng tận, cả loài người, cây cỏ, sắt đá cũng tấn lên phẩm người nữa, là nhờ tay Đức Phật Mẫu nắm Pháp biến xuất. Cả thi hài chơn linh trí năo pháp thân luân chuyển sanh sanh, tử tử. Nợ sanh tử ấy là bài học của Tạo Hóa trong các cơ thể ấy, loài người học làm đặng biết đặng chi ?. Đặng tạo Pháp thân huyền diệu được hoàn thiện, toàn mỹ, toàn tri, toàn năng như Phật Mẫu đă làm, ta làm đặng học hỏi tạo Pháp thân do quyền lực thuộc Pháp, h́nh hài xác thịt thuộc Tăng, thây chúng ta thay đổi lăn lóc trên đường sanh sanh, tử tử cũng như Phật ở tối cao tối trọng, gần Chí Tôn là Hạo Nhiên Pháp Thiên. Các Đấng ấy hữu sanh hữu tử, tri khổ nghiệp chướng vạn linh năng du ta bà thế giái độ tận vạn linh đắc qui Phật vị .

        Các Đấng ấy đă chịu như chúng ta ngày nay đặng đi đến toàn thiện, đặng toàn tri, toàn năng, họ đi trước ḿnh đi sau, họ cao ḿnh thấp thoải, con đường họ đi ḿnh cũng sẽ tới. Một điều ta nên để ư hơn hết là chúng ta phải hiểu rằng : Mặt thế nầy chưa biết ai cao ai thấp. Nơi Hạo Nhiên Pháp Thiên một vị Phật cao trọng toàn tri toàn năng gần như Đức Chí Tôn nữa mà xuống tại thế nầy đặng học bài học khổ, dám làm kẻ ngu dốt lắm .

        Chúng ta thấy h́nh thể một vị Phật Mahâgarouth là một vị Chí Phật như Đức Gakya Mouni đến thế gian bưng b́nh bát du để xin cơm đặng nuôi kẻ khổ. Một người ăn mày ở thế gian như vậy mà nơi cửa Hư không lại là quyền năng vô tận vô đối, đến Đức Chúa Jésus Christ là một vị Chrisna Vichnou đệ nhị kiếp Chí Tôn giáng linh xuống làm một vị bần hèn khổ năo để đi xin từ chén cơm, từ miếng bánh ḿ đặng nuôi kẻ đói khó, Đó là bài học trước mắt phàm chúng ta đă thấy .

        Đấng Tạo đoan đưa tay xin cho loài người ăn đó là người cầm quyền năng nuôi khắp toàn vạn vật càn khôn vơ trụ. Thế gian chưa hề thấy và chưa

 hề biết " .

         Để tay ấn Tư ngay trước ngực tạ ơn và niệm 5 câu chú như sau :

         1 Niệm : " Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát ".

 Cúi đầu biểu hiện vinh danh Đức Thượng Đế, Giáo chủ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ .

         2 Niệm : " Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát ".

 Cúi đầu biểu hiện vinh danh Đấng Nhị Trấn Oai Nghiêm Đại Đạo .

         3 Niệm : " Nam mô Lư Đại Tiên Trưởng Kiêm Giáo Tông Đ.Đ.T.K.P.Đ ".

 Cúi đầu biểu hiện vinh danh Đấng Nhứt Trấn Oai Nghiêm Đại Đạo .

         4 Niệm : " Nam mô Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân ".

 Cúi đầu biểu hiện vinh danh Đấng Tam Trấn Oai Nghiêm Đại Đạo .

         5 Niệm : " Nam mô Chư Phật, Tiên, Thánh, Thần ".

 Cúi đầu biểu hiện vinh danh quư Đấng Thiêng Liêng Đ.Đ.T.K.P.Đ .

        - Mỗi lúc lạy Trời, th́ 3 lạy, mỗi lạy gật đầu 4 lần, như vậy tổng cộng là 12 gật .

        Nhớ mỗi lạy phải niệm : " Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát " .

        - C̣n lạy Phật, Tiên, Thánh, Thần th́ 3 lạy, mỗi lạy gật đầu 3 lần, như vậy tổng cộng là 9 gật và nhớ niệm danh của mỗi vị .

        Thánh Ngôn : " Lạy là ǵ ?.

        " Lạy là tỏ ra ngoài lễ kỉnh trong ḷng, chấp tay lạy tại sao ?,

 Tả là nhựt, hữu là nguyệt, vị chi Âm Dương, Âm Dương hiệp nhứt phát khởi Càn Khôn, sanh sanh hóa ấy là Đạo .

        Lạy kẻ sống hai lạy là tại sao ?. Là nguồn gốc của nhơn sanh lưỡng hiệp mà ra .

        Vong phàm bốn lạy là tại sao ?. Hai lạy phần người, một lạy Trời một lạy Đất .

        Lạy Thần Thánh ba lạy là tại Sao ?. Là lạy đấng vào hàng thứ ba của Trời và cũng chỉ về Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt, ấy là Đạo .

        Lạy Tiên Phật. Ba lạy, Chín gật là tại sao ?. Là chín Đấng Cửu Thiên Khai Hóa .

        C̣n lạy Thầy. Ba lạy, mười hai gật là tại sao ?. Các con không hiểu đâu ! Thập Nhị Khai Thiên là Thầy, Chúa Tề Càn Khôn Thế Giái, nắm trọn Thập Nhị Thời Thần vào tay. Số mười hai là số riêng của Thầy. Tại sao phải dùng Hoa, Rượu, Trà làm lễ tế phẩm ? .

        Hoa tượng trưng Tinh

        Rượu tượng trưng Khí

        Trà tượng trưng Thần "

 

 

                        Ư Nghĩa Ấn Tư

       Ấn Tư nghĩa là bấm đầu ngón tay cái vào gốc ngón áp út biểu hiện sự thành quả chân lư Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ .      

Ấn Tư biểu hiện vi diệu siêu nhiên, trải rộng phổ độ, cứu rỗi và truyền gieo tin mừng đến với nhân loại, đón tiếp này sẽ mang lại phúc lạc cho nhân loại và thấu suốt những luân lư mầu nhiệm phát nguyên từ Đức Cao Đài .

          Lư Pháp và Giới Đạo khởi điểm từ ngón tay áp út, bởi ba đốt xương chia thành ba cung tạo lập sự hiện hữu vi diệu, cung Tư chỉ về Hồng hoang của Trời, cung Sửu chỉ về lập Đất cơi trần tục, cung Dần chỉ về hóa sinh nhân loại và muôn loài, cũng là năm Thượng Đế chính thức công bố khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gọi tắc là Đạo Cao Đài, tại G̣ Kén tỉnh Tây Ninh [ 18/10/1926 ] .

        Ấn Tư biểu tượng Trời, Đất và Người thành khối sống qui nhứt, là một thành tố của hợp thể, được cấu trúc trên mọi vận hành của vũ trụ. Bởi

 thế người Tín đồ Đạo Cao Đài khi lạy trải rộng đôi bàn tay ra theo h́nh thể gieo giống vào đất và 8 ngón tay c̣n lại như rồng chuyển lượng nước vào đồng nội, với nắng ấm sương mai tưới hạt giống hóa sinh nẩy mầm, kết nụ thành quả và thể hiện thành một liên đài bát giác lưu trữ chuyển sinh gieo giống đời đời và giống vốn từ nguồn cội háo sinh của Thượng Đế .

         Khi lạy, hai ngón tay cái Âm Dương luôn luôn ở vị trí gác tréo vào nhau thành dấu nhân [ x ] biểu hiện cho sứ mạng gieo giống và ước vọng mọi hóa sinh thành tựu bền vững .

 

        Tám ngón tay c̣n biểu tượng bát hồn hiện hữu trong mọi đời sống và

 gần gủi muôn loài, khi nhắc tay lên để tiếp tục lạy đôi bàn tay tự hóa thành

 h́nh cây lọng dù che mưa chở nắng cho mần non và cầu nguyện cho mọi nâng niu

 trên môi trường hợp sinh v́ tất cả, cuối cùng đôi bàn tay bao bọc vào nhau

 như thành quả của Đại Đạo và từ ấy lưu truyền miên trường .

         Ấn Tư đưa lên đỉnh trán biểu tượng trên cao có Trời, xá Ấn Tư

 xuống biểu tượng dưới chân loài người có Đất và đưa Ấn Tư lên trước ngực

 [ Chơn Thủy ] biểu tượng giữa Trời Đất có vạn vật chúng sanh đồng sống .

 

        Lạy Đức Chí Tôn : Mỗi lạy 4 gật x 3 lạy = 12 gật . Biểu tượng Đấng Toàn Năng Giáo Chủ Đại Đạo .

        Lạy Phật, Tiên, Thành, Thần : Mỗi lạy 3 gật x 3 lạy = 9 gật . Biểu tượng Cửu Thiên Khai Hóa và Ngũ chi Đại Đạo .

 

        Lạy vong 4 lạy : 2 lạy nhớ ơn Đấng Trời hóa sinh vạn vật muôn loài và Đấng Đất cấy sinh mọi sự sống. 2 lạy nhớ ơn Đấng dưỡng dục sinh thành và cảm ơn mọi liên hệ đồng sinh hiện hữu .

 

        Hành lễ. Biểu hiện phép gốc Âm Dương, cũng là phương luyện định tịnh của Đạo Cao Đài .

        Mọi di động hành lễ trong Đền Thánh hay Thánh Thất : Đều lấy diệu dụng Dương làm căn bản cho khởi chuyển. Chân Trái v́ Dương qùi gối trước và sau khi hành lễ viên măn chân Phải đứng lên trước .

 

       - Khi vào Đền Thánh hành lễ chân Trái bước trước và lúc băi đàn

 chân Phải bước ra trước, bởi đây là phép vi diệu của Âm Dương .

 

       - Hành Lễ. Là lấy ḷng thành đặt vào diệu pháp để xiển dương sứ mạng Đại Đạo, biểu lộ tính thanh cao của Đạo, bày rộng Đạo cứu rỗi và phổ độ, thể hiện Đạo siêu việt vô tận, Đạo thành tựu do hành lễ của Tín đồ .     

 - Cầu Kinh. Phát nguyện Đức tin, giác ngộ chân lư và tự hướng cứu rỗi, phổ độ .     

 - Truyền Giảng. Công bố tin mừng Đại Đạo đến khắp mọi nơi bằng hành động. Từ bi, Bác ái, Công b́nh, nhân nghĩa, lập Đức, lập Công, lập Ngôn và cộng sinh .

 

 

                         Thiên Đạo

                    Tiểu Đàn Nghi Tiết

 

        Nơi Thánh Thất, nhằm kỳ vía lớn hay Sóc Vọng [ 01 và 15 Âm lịch ] mới cúng Đại đàn, c̣n kỳ dư th́ thiết Tiểu đàn, dầu cho có làm tuần tự chi cũng vậy .

 

         Đại đàn, đổ 3 hiệp Lôi Âm Cổ, mỗi hiệp 12 hồi, mỗi hồi 12 vùi và đổ Ngọc Hoàng Sấm có nhạc lễ .

 

          Tiểu đàn, không đổ Ngọc Hoàng Sấm và Lôi Âm Cổ, duy kệ chuông mà thôi, trước khi chuẩn bị hành lễ đổ chuông Nhứt 3 tiếng và kệ như sau :

         1 - " Văn chung khẩu hướng huệ trưởng Càn Khôn " . Đổ một tiếng chuông .

         2 - " Pháp giái chúng sanh đồng đăng bỉ ngạn " . Đổ một tiếng chuông .

         3 - " Án dà ra đế dạ ta bà ha ". Đổ một tiếng chuông .

 

         Khi dứt 3 câu kệ lần thứ Nhứt, Tín đồ chú ư chuẩn bị nhập đàn hành lễ .

 

       Tín đồ nhập đàn đổ chuông Nh́ 3 tiếng và kệ như sau :

        1 - " Nhứt vi u ám tất dai văn ". Đổ một tiếng chuông .

        2 - " Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giáo ". Đổ một tiếng chuông .

        3 - " Án dà ra đế dạ ta bà ha ". Đổ một tiếng chuông .

 

        Khi dứt ba câu kệ lần thứ Nh́, th́ Tín đồ đồng xá và chân bước vào Bửu Điện, theo quy luật Âm Dương như sau :

        Chân Trái là phép của Dương. Lúc vào Bửu Điện để gùy xuống lạy, nhớ di động chân Trái trước và chân Phải tiếp theo .

        Chân Phải là phép của Âm : đến khi hành lễ chấm dứt th́ đứng dậy bởi chân Phải trước và khi di chuyển ra khỏi Bửu Điện cũng nơi chân Phải .

 

 

       Sau khi hành lễ viên măn kệ 3 câu :        

1 - " Đàn tràng viên măn, Chức sắc qui nguyên vĩnh mộc từ ân phong điền vơ thuận ". Đổ một tiếng chuông .

         2 - " Thiên phong măi chúng quốc thới dân an hồi hướng đàn đường tận thâu pháp giái ". Đổ một tiếng chuông .

        3 - " Án dà ra đế dạ ta bà ha ". Đổ một tiếng chuông .

 

       Khi dứt ba câu kệ trên, tất cả Tín đồ chuẩn bị xá trước Thiên Bàn Đức Chí Tôn hay Thiên Bàn Đức Phật Mẫu 3 xá, cùng lúc chuyển ḿnh về hướng trái sau lưng để xá 1 xá Thiên bàn Hộ Pháp rồi toàn Đạo bái ban băi đàn .

 

        Khi bái ban toàn Đạo, Nam vị trí Tả, Nữ vị trí Hữu, để nghe truyền giảng giáo lư tại Chánh Điện, bởi truyền giảng ở đây là lời giáo lư chính ngôn, v́ tại Bửu Điện có quư Đấng Thiêng Liêng chứng minh và phán xét .        

Toàn Đạo đặt mọi nguyện vọng và thực hiện đức hạnh đều được quư Đấng chứng kiến, bởi thế không lời nói nào và hành động nào đi ngược dưới ánh sáng Từ Bi, Bác Ái, Công B́nh của Thiêng Liêng và Tín Đồ đặt trên niền tin v́ Đạo .

 

        Trước khi nhập đàn Tín đồ đồng xá bái hạ, mừng vui t́nh Huynh, Đệ, Tỷ, Muội hiện hữu đời nầy, chung đồng về đây cầu nguyện vinh danh Đức Chí Tôn cứu rỗi vạn vật và muôn loài .

         Sau khi băi đàn Tín đồ đồng xá bái biệt, cảm tạ sự thành tựu và nhận lănh mọi hài ḷng nơi Đức Chi Tôn ân tứ .

 

        Nơi nhà Đạo hữu, trước khi chuẩn bị hành lễ Tứ thời th́ đổ ba tiếng chuông, lúc hành lễ viên măn cũng đổ ba tiếng chuông là đủ, không kệ như tại Ṭa Thánh hay Thánh Thất .

 

        [ Để hiểu thêm xin đọc chương Đại Đàn Nghi Tiết  ]

 

 

                        Trai Giới

 

      Nhập môn rồi phải tập trai giới, ban đầu phải giữ lục trai, lần đến thập trai, nếu như trường trai càng tốt .

      Lục trai : Ăn chay ngày mồng 1,8,14,15,23 và 30. [ tháng thiếu ăn thêm ngày 29 ] .

      Thập trai : Ăn chay ngày mồng 1,8,14,15,18,23,24,28,29 và 30

 [ tháng thiếu ăn thêm ngày 27 ] .

      Vị nào giữ được thập trai đỗ lên th́ sau khi qui liễu, được Hội Thánh đến làm phép xác, y như lời Đức Chí Tôn đă tiên tri :

 

        " Ai giữ trai kỳ từ 10 ngày sấp lên,

          được thọ truyền bửu pháp " .

 

        Trai giới [ ăn chay ] dùng hoắc lê và ngũ cốc, mục đích tạo ra môi trường tinh anh cho nhục thể, để kết hợp phương tu luyện tánh, cho Chơn thần nhẹ nhàng thấm nhuần cảnh trí thiên nhiên và trí tuệ sáng suốt tiếp nhận mọi thâm viễn trên đường học Đạo .

        Tác dụng ăn chay là để cho cơ thể tinh khiết, tiếp nhận mọi nguyên tố cần thiết nuôi dưỡng và tăng trưởng b́nh thường, cơ thể bài tiết thông suốt và nhẹ nhàng, không sinh ra bệnh hoạn nhiều như cơ thể ăn mặn từng tồn trữ sinh khí động vật .

         Ảnh hưởng ăn mặn sẽ tồn trữ sinh khí động vật trong cơ thể và không bảo đảm vệ sinh hoàn toàn, từ ấy sự nuôi dưỡng và tăng trưởng của tế bào bằng những chất tố có nhiều khí trược, như vậy điển quang của con người trở nên bực bội và khó chịu .

         Về ư niệm ăn chay và mặn cùng đồng sự sống, nhưng khác tính thể bởi một tĩnh và một động không dung ḥa, đến khi gặp phải ngày chung cuộc rất khó cho sự xuất Chơn Thần v́ lẽ ấy mà người tu luyện tánh chọn ăn chay làm căn bản và họ chia ra làm hai thực đơn :

        1 - Vật chất thực là hoắc lê, ngũ cốc tạo cho vị can tiêu hóa nhẹ nhàng, khi ăn vị giác những món ấy được cảm nhận tinh khiết .       

2 - Huyền vi thực là thanh khí của không gian Trời đất, dùng thanh khí tạo cho đường hô hấp trong sạch .

        Nuôi nhục thể bằng hai thực đơn Vật Chất Thực và Huyền Vi Thực đồng nhau liều lượng, nhưng đến lúc nào đó người tu luyện tánh chỉ c̣n dùng Huyền Vi Thực mà có thể sống được, đó là mục đích cứu cánh của người tu hành .

 

 

                        Hành Lễ Thế Đạo

                Nghi tiết cầu hồn khi hấp hối

                    và sau khi quy liễu

 

        Dầu nhằm giờ hành lễ [ Tứ Thời ] hay không cũng phải thiết lễ THẦY trước. sau khi măn lễ Đạo hữu tịnh tâm khấn vái Thầy đặng tụng Kinh Cầu Hồn cho Đạo hữu trong khi hấp hối hay đă vừa quy liễu .

 

        Vị chứng đàn đến đứng trước đầu bịnh nhơn, nếu có Đồng nhi th́ sắp thành hàng hai Nam tả, Nữ hữu, từ trên sắp xuống .

 

        Vị chứng Đàn đứng giữa tịnh thần nghiêm trang và kêu người bịnh hấp hối, dầu dứt hơi rồi cũng vậy, mà nói rằng :

 

        " Tôi vâng lịnh Đức Chí Tôn đến tụng kinh cho linh hồn Đạo hữu nhẹ nhàng siêu thăng tịnh độ, vậy Đạo hữu phải tịnh Thần mà nghe và phải cầu nguyện nơi Đức Chí Tôn ban ơn lành cho " .

 

        Kế tụng Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối [ 3 lần ], khi dứt phải cúi đầu và niệm câu chú của Thầy [ 3 lần ] .

        C̣n như bịnh nhơn vừa dứt hơi th́ tụng Kinh Đă Chết Rồi [ 3 lần ] .

 

 

                        Tẩn Liệm

 

        Cách thể nghi tiết làm cũng như cầu hồn vậy, nghĩa là phải cúng THẦY trước, rồi đến chỗ người chết nằm, tụng kinh tẩn liệm [ 3 lần ], Tụng rồi th́ tang chủ lạy Vong linh nghĩa là lạy xác rồi mới tẩn liệm .

 

 

                Cầu Siêu

        Đương lúc làm phép xác phải tụng bài kinh nầy .

 

        " Đầu vọng bái Tây Phương Phật Tổ "

        " A Di Đà Phật độ chúng dân v.v... "

 

        Kế đến tụng tiếp bài Kinh Khi Đă Chết Rồi .

 

        " Ba mươi sáu cơi Thiên Tào "

        " Nhập trong Bát Quái mới vào Ngọc Hư " .

 

        Tụng như vậy ba lần, mỗi lần dứt phải cúi đầu. Sau cùng phải niệm câu chú của Thầy [ 3 lần ] .

 

        Tụng tiếp : Di Lạc Chơn Kinh .

        " Khai kinh kệ,

        Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp " .

 

 

        Những nhà ở xa Thánh Thất, không thể đến làm phép xác được, th́ sau khi tẩn liệm, lập một bàn thờ Vong trước linh cửu, rồi vị chứng Đàn cầu nguyện Thầy [3], đặng thỉnh Vong đến trước Điện tiền [4] và cũng tụng như trên .

 

        [3] Lên nhan đèn nhưng không đọc kinh Tứ Thời. Vị chứng Đàn phải là Chức sắc Thiên phong, hay là Chức việc Chánh, Phó Trị Sự hoặc Thông Sự, phải có hai vị Chức sắc hay là Chức việc nhỏ hơn vị chứng Đàn cầm 2 cây đèn cầy đứng hai bên, để soi sáng cho vong linh .

 

        [4] Nơi Điện tiền, sau vị chứng Đàn phải để 1 khoản trống

 cho Vong linh qú cúng Thầy và nghe tụng kinh .

 

                        Thành Phục [5]

 

        Cúng Thầy trước có thượng sớ, rồi cúng Thành phục làm theo lễ Nho, cúng Triêu Tịch cũng làm lễ [ Nho ] .

 

        [5] Gia quyến phân phối tang phục ] .

 

                        Đưa Linh Cữu

 

        Cúng THẦY trước, rồi làm lễ cáo Từ Tổ, sau khi làm lễ cáo Từ Tổ th́ tụng tiếp Kinh Cầu Tổ Phụ [ 3 lần ] và tụng Kinh Cứu Khổ [ 3 lần ], khi dứt Kinh th́ niệm câu chú của THẦY [ 3 lần ]. Rồi hành lễ Khiển Điện theo Nho Giáo .

 

        Đến lúc cho Đạo tỳ nhập bái quan [6]. Chuẩn bị khởi hành Đồng nhi tụng liên tục Kinh Đưa Linh Cữu ra tới huyệt .

 

        Khi di chuyển Linh Cữu ra ngoài đàng th́ sắp đặt theo hàng dọc thẳng như sau :

 

        1 . Vong linh từ Tín đồ đến Lễ sanh th́ cây phướn của Thượng Sanh đi trước .

        Vong linh từ Chức sắc Giáo hữu trở lên th́ cây phướn của Thượng Phẩm đi trước .

 

 [ Hai cây phướn Thượng Sanh và Thượng Phẩm, thế cho tấm triệu ] .

 

        2 - Bàn thờ Vong .

        3 - Đồng nhi đi hai hàng [ Nam tả, Nữ hữu ] .

        4 - Linh cữu .

        5 - Tang chủ đi sau linh cữu .

        6 - Nữ phái

        7 - Nam phái chót hết .

 

        [6] Giảm bớt cách tập đi đảo hàng và lộng ṿng móc mối, mà chỉ sắp hàng đôi ở ngoài đi vô cho có hàng ngũ. Khi vào bái quan rồi, lạy bốn lạy như thường là đủ .

 

                        Hạ Huyệt

 

        Khi đến tới huyệt th́ vị chứng đàn và đồng nhi đứng trước đầu huyệt tụng kinh Hạ huyệt [ 3 hiệp ], mỗi hiệp cúi đầu, măn hiệp thứ 3 tụng tiếp ba biến Văng Sanh Thần Chú. Khi dứt th́ niệm câu chú của THẦY [ 3 lần ] .

 

 

                        Làm Tuần Cửu

 

        Từ Nhứt Cửu tới Cửu Cửu, đều phải hành lễ THẦY trước [ cúng Tiểu Đàn ] có dâng Tam Bửu và thượng sớ, nhưng không có lễ nhạc .

 

        Khi cúng Thầy rồi, thỉnh linh vị đến trước Điện tiền, tụng bài kinh Khai Cửu, rồi tiếp tụng kinh Nhứt Cửu hoặc Nhị Cửu [ tụng như vậy cho đủ 3 hiệp ] .

 

        Đến khi dứt th́ niệm câu chú của Thầy [ 3 lạy. Mỗi lạy 4

 gật x 3 = 12 ] .

 

        Mỗi tuần cửu phải tụng Di Lạc Chơn Kinh nơi trước Bửu Điện.

 Khi dứt hiệp th́ niệm danh mỗi vị Phật và lạy một lạy .

 

        Cuối cùng niệm câu chú của THẦY : Nam Mô Cao Đài Tiên Ông

 Đại Bồ Tát Ma Ha Tát . [ 3 lạy. Mỗi lạy 4 gật x 3 lạy = 12 gật ] .

 

        Tụng nhiều chừng nào tốt chừng ấy, mỗi hiệp tụng từ 3

 Tín đồ đến 6 Tín đồ cho đồng nhịp .

 

 

                          Tiểu Tường

                         [ 200 ngày ]

 

        Đếm đủ 200 ngày, kể từ ngày làm tuần Cữu Cữu rồi mới đến làm lễ Tiểu Tường .

        Cách thể nghi tiết th́ cũng làm y như tuần Cửu Cửu vậy nghĩa là cúng Tiểu Đàn có dâng Tam Bửu và Thượng sớ, rồi thỉnh linh vị đến trước Điện tiền tụng kinh Khai Tiểu Tường kế tiếp tụng kinh Tiểu Tường [ tụng như vậy cho đủ 3 hiệp ] . Đến khi dứt th́ niệm câu chú của Thầy [ 3 lạy, mỗi lạy 4 gật = 12 gật ] .

 

        Cúng thờ vong th́ nơi nhà tiền văng, làm lễ lớn hay nhỏ tùy sức tang chủ và phải hội ư trước với Lễ Viện .

 

 

 

                          Đại Tường

                        [ 300 ngày ]

 

        Đếm đủ 300 ngày, kể từ ngày làm Tiểu Tường rồi mới đến làm lễ Đại Tường .

        Phương thức nghi lễ cũng như Tiểu Tường, nhưng trước hết phải tụng kinh Khai Đại Tường rồi tiếp tụng Kinh Đại Tường [ tụng như vậy cho đủ 3 hiệp ], đến khi dứt th́ niệm câu chú của Thầy. [ 3 lạy, mỗi lạy 4 gật = 12 gật ] .

 

        Tiếp theo tụng Di Lạc Chơn Kinh .

        Đại Tường măn tang lễ Trừ phục [7], cúng vong theo lễ Nho .

 

        [7] Hủy tang phục .

 

 

                        Cầu Hồn & Cầu Siêu

                 [ Cho Người Chưa Nhập Môn Cầu Đạo ]

 

        Những người chưa nhập môn cầu Đạo, chẳng luận giàu sang hay nghèo hèn, già, trẻ hay bé. Đă nhập môn rồi nhưng bị sa ngă bỏ Đạo, mà đến giờ chót của người, biết hồi tâm tin tưởng Đức Chí Tôn. Hay là người chết rồi mà thân tộc người tin tưởng Đức Chí Tôn, đến rước Cầu hồn và cầu siêu th́ Đạo Hữu nên thi ân giúp đỡ linh hồn ấy siêu thoát .

         Ấy là một điều làm phước đức độ linh hồn con cái của Đức

 Chí Tôn y theo Chơn truyền Tận Độ .

 

        Về phương cách thể hành Đạo th́ Chức sắc và Chức việc phải

 làm y như vầy :

 

        1 - Cầu siêu, nếu gần Thánh Thất th́ cầu siêu nơi Thánh Thất .

        2 - Nếu ở xa Thánh Thất th́ thiết lễ cầu siêu nơi nhà Chức sắc hoặc Chức việc gần nơi cư ngụ .

        3 - Nếu người trong thân Tộc chịu nhập môn cầu Đạo th́ thuận tiện cho Chức việc, đến Thượng Tượng và thiết lễ tang sự cùng lúc .

        4 - Về việc cầu hồn làm tại nhà tang chủ, duy tụng bài Kinh Cầu Hồn .

        " Đầu vọng bái Tây Phương Phật Tổ "

        " A Di Đà Phật độ chúng dân .v.v... "

 

        Tối lại cả Đạo hữu và gia quyến của người lâm chung phải thành tâm tụng Di Lạc Chơn Kinh cho tới ngày di Linh cữu .      

 Điều trọng yếu hơn hết là tất cả Tang môn phải giữ trai giới trong mấy ngày khi Linh cữu c̣n tại tiền, th́ mới làm bạt tiến cho linh hồn giải thoát đặng .

 

 

 

                            KINH THIÊN ĐO

                          Nhựt Tụng & Tứ Thời

 

 

                            NIM HƯƠNG [8]

                          [ Giọng Nam Ai ] [9]

 

                  Đạo gốc bởi ḷng thành tín hiệp , [10]

                  Ḷng nương nhan khói tiếp truyền ra .

                     Mùi hương lư ngọc bay xa,

                Kỉnh thành cầu nguyện Tiên gia chứng ḷng .[11]

                  Xin Thần Thánh ruỗi giong cỡi hạc ,

                  Xuống phàm trần vội gác xe Tiên .

                      Ngày nay Đệ Tử khẩn nguyền ,

                Chín từng Trời Đất thông truyền chứng tri .

                   Ḷng sở vọng gắng ghi đảo cáo ,

                   Nhờ ơn trên bố báo phước lành .

 

         Niệm : Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát .

 

 

         - 3 lạy : [ Mỗi lạy 4 gật X 3 lạy = 12 gật, mỗi lạy

 niệm : Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát ] .

 

        [8] Bài Kinh Nhiệm Hương do Đức Nam Cực Chưởng Giáo Giáng

 cơ ban truyền .

        [9] Cầu nguyện giọng buồn .

        [10] Kinh thức để nhịp Phách khi hành lễ : Khởi đầu cho một nhịp tiết phách và theo giọng từng khúc âm song thất lục bát của bài kinh [ Nam Ai, Nam Xuân ], mỗi nhịp tiết phách cách nhau một chữ như sau :

 

         Kinh thức : [Đạo] nhịp, [Gốc] không nhịp, [Bởi] nhịp, [Ḷng]

 không nhịp, [Thành] nhịp, [Tín] không nhịp, [Hiệp] nhịp .

 

        [11] Những hàng chữ nét đậm và xiên, là để điểm nhịp chuông cho Toàn Đạo biết hành lễ đồng lúc, như lạy và gật đầu .

 

 

        Chú Niệm 1 :

                " Đạo gốc bởi ḷng thành tín hiệp " .

 

        Thánh Ngôn Dạy Đạo :

                " Có hiệp đem đường nẻo mới thông ,

                 Phân chia cội Đạo uổng vun trồng .

                 Quanh đường chớ cậy chơn kỳ kư ,

                 Ngược gió tài chi sức Hộc Hồng .

                 Bể khổ mênh mông lo giải khổ ,

                 Nền công nghiêng ngửa gắn nên công .

                 Phong ba dầu được d́u ra khỏi ,

                 Nhớ bởi chung nhau kết dải đồng " .

 

        Dẫn Giải : Đạo gốc là nguồn cội lớn, Thượng Đế hữu sinh thời hồng hoang và Đạo h́nh thành ở điểm vô vi tuyệt đối, từ đó vạn vật muôn loài đồng hóa sinh do duy thể .

        Đạo khởi mọi sự sống cho muôn loài đồng hiệp và phát sinh thương yêu. Nay quư Đấng trao cho loài người một sứ mạng " Ḷng thành tín hiệp " để

 Đạo gốc phát triển tự hữu và Đức Chí Tôn : " Mừng vui cho nhơn sanh nay gặp Đạo Cao Đài ". NGƯỜI khuyến nhân loại hăy năng cứu Thế để lập Thánh Thể Đạo .

 

        Trang kinh Thiên Đạo khởi đầu ngôn ngữ " Đạo gốc bởi ḷng thành Tín hiệp ", là vấn đề được đặt ra rất tối quan trọng cho loài người, bởi câu kinh trong vắt và thanh cao. Đồng ngụ ư người Tín đồ khi đă hiểu được ngôn ngữ nầy như tự giải thoát và đă nắm lấy được nền tảng vững chắt trên đường tu học Đạo .

        Đă bao kỳ khai đạo, chưa có kinh kệ nào mở đầu bởi câu " Đạo gốc ", duy chỉ có Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xác định vị trí Đại Đạo .       

Tôn giáo nào cũng có nhiều phương pháp tu luyện, riêng Đạo Cao ài chỉ về điểm tụ của nguồn cội Đạo gốc và trực tiếp hướng dẫn nhơn sanh thực hiện những yếu tố thành Đạo, để tận hưởng thiện mỹ như :

 

        - Kiến Đắc : Chân lư, siêu nhiên .

        - Tiếng Đạo : Nhận diện, Chứng nghiệm .

        - Tâm Đức : Trí tuệ, Luân lư .

        - T́m Pháp : Tri thức, Môi trường .

        - Công Phu : Thiên lực, Tự lực. Thế lực, Tha lực .

 

 

        Những yếu tố trên cho sự giác ngộ, để vẫy chào khoảnh khắc ngắn ngủi cuộc đời, như một kiếp tu độ nhứt thời, từ đó ḷng tin cảm thấy hiển nhiên sự gần gũi ngày mai phúc lạc .

 

        Từ trước đến nay trong Phật giáo có tất cả là 55 vị Đại Bồ Tát đều giảng về chữ Tín, lời giảng ấy nay c̣n ghi lại trong bộ Hoa Nghiêm Kinh, như chương thứ nhứt có câu : " Tín vi đạo nguyên công đức mẫu " [ Tín là nguyên uyên của Đạo Mẹ, của tất cả mọi công đức ] .

 

        Thiên Chúa Giáo cũng có trên 50 vị Thánh truyền giảng về mục đích chữ Tín và ngày nay Tín của Đạo Cao Đài do Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc giảng rằng :

 

        " Ta hăy thư thái đặt Tín vào ḷng, bởi Tín đến từ đệ nhứt tằng, siêu việt, không như ta nghĩ là mê tín, Tín phải là sự tin của xác thực, chân chính đối với Thiêng Liêng và nhân loại, bởi nên tu nhiều đạt ít nguyên do tại ḷng không Tín " .

 

        Tín ở nhân sinh vốn từ Đấng Tối Thượng bao dung, đă ân tứ và hằng truyền thương yêu đến khắp cùng tận mặt sống, ba kỳ nhập thế đều hóa độ nhơn sanh trên căn bản Tín, Tín là một yếu mục được Đại Đạo tổng hợp thành nguyên lư cứu rỗi, Tín vi diệu vô tận khi mọi đồng thuận hóa thành Chân Pháp, như ta đă tiếp nhận một lần Từ Bi vô lượng và Bác Ái vô hạn .

 

 

        Chú Niệm 2 :

                " Ḷng nương nhan khói tiếp truyền ra ,

                  Mùi hương lư ngọc bay xa ".

 

        Thánh Ngôn Dạy Đạo :

                    " Trau tria nét Đạo nực mùi hương ,

                     Rừng Thiền ngàn dậm Trời soi bước ".

 

        Dẫn giải : Người tu về nguồn cội Đạo gốc, bởi đă trải qua những căn ḿnh phụng sự Đạo v́ tha nhân, th́ Tâm hương tự mở thăng hóa diệu vợi, bởi thế người tu cần đem ḷng hương để thi hành nguyện vọng và đổi lấy thân hầu ra khỏi trầm luân .

         Người tu lấy Bát Nhă để gạn đục khơi trong cho chính ḿnh và đem hết Tâm hương gửi vào lư ngọc, những miền vui an lành được truyền đến mọi nơi, đó là sự tự đạt thành phương cứu rỗi .

        Người Đạo nực mùi hương ra tay tế độ đồng sinh và cùng nhau chia tay trầm luân bể khổ, để đến " Rừng Thiền nô nức loán mùi hương " do Trời soi bước, là tu một kiếp được độ nhứt thời thành Lư Ngọc [ Linh Quang ].

 

        Mùi hương nhan tự hóa tính thiền trong ấy và tùy theo sự tiếp nhận của từng người, mùi hương dẫn đến rừng thiền khôn xa lắm, dù cho xa ngàn dậm cũng có Trời soi bước, Trời không bỏ ai nhưng phải sửa ḿnh để đón Đạo, nơi Thánh Địa có nhiều người thành Đạo và chuẩn bị thành Đạo, mới gọi là Rừng thiền .

 

        Cửa thiền trong Đạo gốc là một vấn đề công phu hằng cửu, thường chú ư đến bao kiếp sống và theo năm tháng tu hành cực khổ .        

Không v́ một khái niệm đơn sơ về thiền như nhiều chi phái thường lầm lẫn mà hành sai đáng thương cho một kiếp người .        Chi phái cứ tưởng rằng ngồi xếp bằng không nói và lấy sự trầm ngâm tư tưởng gọi là thiền, lại có người thích lấy danh Đạo để giảng sai về thiền như " minh tâm kiến tánh " là thiền, cái vốn ấy là một sự kiện thành quả tệ hại nhứt, trở thành nghiêm trọng cho bản thân do thiền ma thôi thúc, Trung Hoa đời Tống có Đức Đại Huệ thiền sư gọi đó là " Mặc chiếu Tà thiền " .

        Luận cho cùng, đi vào thiền là phải có Tam lập [ Lập Đức, Lập ngôn và Lập công ] ngoài ra c̣n phải thông Kinh, Giáo lư và hành đạo, cùng lúc phối hợp môi trường sức khẻo và có tŕnh độ hiểu thấu mật ngữ trong kinh Thiên Đạo và Thế Đạo .

       Một điểm thứ hai trong nền Đạo Cao Đài nói đến [ Tịnh ] là sự khiêm tốn, khi Tịnh theo nguyên lư Âm Dương rất phù hợp với tiến hóa và khoa học .

 

        Chú Niệm 3 :

                " Kỉnh thành cầu nguyện Tiên gia chứng ḷng ,

                  Xin Thần, Thánh ruỗi giong cỡi hạc ".

 

        Thánh Ngôn Dạy Đạo :

                       " Mở rộng đường mây rước khách trần ,

                       Bao nhiêu t́nh gợi nhắn nguyên nhân .

                       Biển mê cầu ngọc liên phàm tục,

                       Cơi thọ sông ngân tiếp đảnh tần .

                       Chuyển nổi Càn Khôn xây Vũ trụ ,

                       Nhẹ nâng Nhựt Nguyệt chiếu Đài vân .

                       Cầm gươm huệ chặt tiêu oan trái ,

                       D́u độ quần sanh diệt qủa nhân " .

 

        Dẫn giải : Cơi siêu thoát ở đời nầy đều trên thành tố ngôi sinh của mọi vật thể mà ra và được phơi bày hoàn chỉnh bởi sự thật .

        Đức tin làm nên mọi việc thiện như: Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Đức, Dũng, bởi thế người tu cần phải có chân tâm và tư duy tốt để chuyển vận thành ư hợp với lời cầu nguyện. Thánh Thần tiếp nhận được v́ ḷng thành cao quư mới cỡi hạc đến với ta rất nhanh và đường mây rộng mở để rước khách trần về căn nhà Đại Đạo .

 

         Chú Niệm 4 :

                " Xuống phàm trần vội gác xe Tiên ,

                  Ngày nay Đệ Tử khẩn nguyền " .

 

        Thánh Ngôn Dạy Đạo :

                     " Cơi thế t́m nơi đạo đức vào ,

                     Ḷng thành Thần Thánh chứng công lao .

                     Nhân sanh thấy khổ đưa tay cứu ,

                     Chẳng mất phần sau địa vị cao " .

 

        Dẫn giải : Quư Đấng Thiêng Liêng mỗi khi hạ giới bằng phương tiện xe Tiên [ Hạc kéo xe ] để di chuyển nhanh, khi Đệ tử cầu nguyện xin hồng ân th́ có quư Đấng đến để vỗ về và giúp đở khi cần kíp .

        Đối với Đệ tử mới khởi đầu niềm tin cần đến tha lực của quư Đấng, những lúc nầy chỉ có xe Tiên mới di chuyển nhanh chóng .

        Khi Đệ tử đă thăng hoa đủ niềm tin và có khả năng để bước vào môi trường tự lực, quư Đấng mới an ḷng, chim Hạc cũng vui mừng bởi sức ḿnh được trưng dụng vào mọi sự hữu ích cho nhơn sanh .

        Tha lực và Tự lực là hai pháp môn tu như nhau, nhưng tùy nguyên căn của mỗi nhơn sanh .

        Quư Đấng xuống phàm trần không bỏ một nguyên nhân nào, thấy cơi thế khốn cùng th́ cứu rỗi, địa vị của mỗi Đệ tử cao quí hay thấp hèn là do nơi bồi đắp công nghiệp Đạo đức mà thành .

         Chú Niệm 5 :

                " Chín từng Trời đất thông truyền chứng tri ,

                  Ḷng sở vọng gắng ghi đảo cáo ".

 

        Thánh Giáo Dạy Đạo :

                    " Ǵn giữ về sau mối Đạo mầu ,

                     Nương theo bước trước gắng t́m châu .

                     Thuyền chờ bến tục buồm trương sẵn ,

                     Đưa đến nguồn trong rửa bợn sầu .

 

        Dẫn giải : Cửu Thiên Khai Hóa. Trời cao có chín tầng, được gọi là Cửu trùng, Cửu thiên, Cửu tiêu hay Cửu giai .

         Chín tầng Trời được phối hợp điều ḥa như sau :

      - 3 tầng Thánh cho 3 phẩm, [ Thiên Thánh, Địa Thánh và

            Nhơn Thánh ] .

        - 3 tầng Thần cho 3 phẩm, [ Thiên Thần, Địa Thần và

            Nhơn Thần ] .

        - 3 tầng Tiên cho 3 phẩm, [ Thiên Tiên, Địa Tiên và

            Nhơn Tiên ] .

         Ngoài ra c̣n có tầng thứ 10 và 11 là của quư Chư Phật, nên có sách viết " Chín phương Trời, mười phương Phật " .

        Riêng tầng thứ 12 là Ngôi Thượng Đế .

         Đức Chí Tôn dạy rằng :

        " Thập Nhị Khai Thiên là Thầy, Chúa Càn Khôn Thế Giái " .  Đức Chí Tôn là Giáo chủ của Thập Nhị Khai Thiên, con số 12  là số riêng của Thầy .

        " Thông truyền chiếu tri ". Chiếu chỉ của Trời đă loan truyền khắp cùng và nhân loại thấu suốt sự soi rọi vi diệu của Trời, khi lời khẩn nguyện điều lành th́ trên chín tầng Trời có quư Đấng Thiêng Liêng đồng chứng giám .Siêu việt nào bằng Trời và Nhân loại cùng cảm nhận bởi mối liên quan thân thương, mật thiết qua giá trị từ thông công mặc khải .

       " Ḷng sở vọng " là lời thành kính phát khởi từ trạng thái thanh tịnh, như thể ra ngoài siêu ngă để đến với " Thiên Nhơn hiệp Nhứt ", sự chứng chiếu nầy rất trọng đại bởi do chính ḿnh tạo thành " Ḷng sở vọng " .

 

 

        Chú Niệm 6 :

                " Nhờ ơn trên phổ báo phước lành "

 

        Thánh Ngôn Dạy Đạo :

                     " Gắng sức trau giồi một chữ tâm ,

                       Đạo đời muôn việc khỏi sai lầm .

                       Tâm thành ắt đạt đường tu vững ,

                       Tâm chánh mới mong mối Đạo cầm .

                       Tâm ái nhơn sanh an bốn biển ,

                       Tâm ḥa thiên hạ trị muôn năm .

                       Đường tâm cửa Thánh dầu chưa vẹn ,

                       Có buổi hoài công bước Đạo tầm " .

 

        Dẫn giải : Gieo giống lành th́ hái qủa lành, hay ngược

 lại.

        Như thuyết [ Nhân quả ] của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Phật Giáo, Thiên Chúa và Hồi Giáo v.v...

        Nghiệp họa, phước duyên không cửa bởi duy người tạo ra và luật vay trả thiện ác rất công b́nh .

         Người Đạo nhờ Thiêng Liêng phổ biến từng khắc phước lành, để nhắc nhở và kiềm chế những sa ngă, bởi người trọn lành thấu suốt luật và sợ luật Nhân quả, Cảm ứng, Báo ứng và Luân hồi .

        [ Tác dụng Niệm Hương, để ḷng thành thanh tịnh, hướng về Đấng vi diệu và chuẩn bị tiếp nhận Pháp Đạo ] .

 

                             KHAI KINH

                         [ Giọng Nam Ai ] [12]

 

        Biển Trần khổ vơi vơi Trời nước ,

        Ánh Thái Dương giọi trước Phương Đông .

        Tổ Sư Thái Thượng Đức Ông ,

        Ra tay dẫn độ dày công giúp Đời .

        Trong Tam Giáo có lời khuyên dạy ,

        Gốc bởi ḷng làm phải làm lành .

        Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành ,

        Từ Bi Phật dặn: ḷng thành ḷng nhơn .

        Phép Tiên Đạo tu chơn dưỡng tánh ,

        Một cội sanh ba nhánh in nhau .

        Làm người rơ thấu lư sâu ,

        Sửa ḷng trong sạch tụng cầu Thánh Kinh .

 

                                [ Gật đầu ]

 

       [12] Bài Khai Kinh do Đức Lữ Tổ giáng cơ ban truyền .

         Chú niệm 1 :

                " Biển trần khổ vơi vơi Trời nước ,

                Ánh Thái Dương giọi trước Phương Đông " .

         Thánh Ngôn Dạy Đạo :

                    " Biển khổ muốn chia khách lạc đường ,

                      Gặp được nẻo ngay đời có mấy ? .

                      Th́n ḷng khối ngọc tạo nên gương ".

 

        Dẫn giải : Biển trần khổ bởi cuộc sống như thủy triều tiếp nối dồn dập, tạo ra mọi biến động khổ ải cho muôn loài, bởi thế quư Đấng từ ngôi cao Thiêng Liêng thấu hiểu cảnh thống khổ của nhân loại, nên đến cùng nhơn sanh mà gánh khổ cho thiên hạ, đồng t́m phương thức cứu rỗi trên mọi mặt sống. Quư Đấng lấy sự đời để thắng khổ và làm phương sách hủy diệt mê muội hầu cho Đời vơi nhẹ nổi trầm thống .

        Nhân loại đă trải qua muôn kiếp, nhưng vẫn đứng trước biển trần mù mịt, để rồi rơi vào không gian bất định hướng v́ bàn môn tả đạo đánh cắp niềm tin, không c̣n ư chí để tự ḿnh t́m phương cứu cánh và họ lười biếng không chịu tiếp nhận hồn linh, bởi họ ưa bối cảnh nay vay mốt trả. Dầu quư Đấng đă nhiều lần đổ hồi chuông, giục thúc trống gọi mời nhân loại và báo động thức tĩnh phá mê .

 

        Người ngộ Đạo chỉ cần thắng khổ, cho tâm hồn lắng động và nhận diện biển trần qua trí tuệ, mượn pháp đức của Đấng Thiêng L

iêng mà soi rọi cho chính ḿnh, lấy tín ngưỡng rung động cảm ứng và thể hiện học hạnh như người tu cằm đèn chân lư vào cơi Đạo hoằng khai .

 

 

        Chú niệm 2 :

                " Tổ Sư Thái Thượng Đức Ông ,

                Ra tay dẫn độ, dày công giúp Đời " .

 

        Thánh Ngôn Dạy Đạo :

                    " Màn Trời đă vẹt ngút mây trương ,

                     Bước tới Đài hoa thấy tỏ tường .

                     Ngọc sáng non Côn đà gặp nẻo ,

                     Lối ṃn động Bích chớ lầm đường .

                     Chánh tà đôi nẻo tua tầm chước ,

                     Hư thiệt muôn phần gắng định phương .

                     Mê tĩnh chuông khua phân biệt tiếng ,

                     Rừng Thiền nô nức loán mùi hương " .

 

        Dẫn giải : Đấng " Tổ Sư Thái Thượng Đức Ông " là căn nguyên thủy của loài người, khi NGƯỜI sinh ra tay chỉ Trời gọi là Cha, tay chỉ Đất gọi là Mẹ và tay chỉ Người gọi là thiên hạ, NGƯỜI sáng lập trần gian, bởi thế chúng sanh có tính [ Nhất Âm và Nhất Dương ] ḥa hợp tạo thành tế bào nhỏ của Trời Đất .

        Loài người sinh hóa luôn tồn bởi Trời sắc thái Huyền là Dương, Đất sắc thái Hồng là Âm, Âm Dương phối hợp muôn loài sinh hóa. Đức Thái Thượng là giáo chủ của muôn loài v́ Ngài sinh ra trước nhứt rồi mới đến vạn vật muôn loài và chúng sanh .

        Đức Thái Thượng chính là hóa thân của Đức Thượng Đế mới có đủ quyền năng lập thế gian, NGƯỜI là Đấng cao cả huyền diệu sinh hóa vô tận, vô lượng, Đấng phụng sự và cai quản tất cả muôn loài không mệt mỏi, Người mở ra pháp luân phổ độ Nhứt Khí Hóa Thanh Thanh như :

        1 - Tiên Thiên Khai Hóa [ Đấng hóa sinh ] .

        2 - Tiên Thiên Chánh Nhứt [ Đấng duy thể ] .

        3 - Khai Nguyên Đại Đạo [ Đấng khai Đạo ] .

        4 - Chưởng Giáo Thiên Tôn [ Đấng quyền năng ] .

        5 - Bàn Cổ Thuần Dương Lập Thế [ Đấng lập thế ] .

        6 - Chân Kim Tinh Khai Nguyên [ Đấng sự sống ] .

 

        Từ đó luật tắc Đạo Trời mở ra đến nay là kỳ ba, Đạo Trời đón nhận tất cả không bỏ một muôn loài nào, Đại Đạo là cửa Trời thênh thang có đèn Ngọc soi sáng, dù ở nẻo nhỏ lối ṃn chật hẹp cũng có đèn Bích dẫn đường chân lư độ rỗi. Tà được xá tội, Nhân loại được ân tứ cùng đua nhau chen bước vào cội vị. Ngày nay nhân loại đạt vị nhiều và hơn nhau do sự định tĩnh bát nhă để hướng tới rừng thiền [ Đền Thánh ], và nay Đại Đạo tỏa khắp như hương, nhân loại tiếp nhận tin mừng cứu rỗi nhiều hơn trước .

 

 

        Chú niệm 3 :

                " Trong Tam Giáo có lời khuyên dạy ,

                Gốc bởi ḷng làm phải làm lành " .

 

        Thánh Ngôn Dạy Đạo :

                    " Phải giữ chơn linh đặng trọn lành ,

                     Ngọc Hư toàn ngự đấng tinh anh .

                     Luật điều Cổ Phật không chừa tội ,

                     H́nh phạt Chí Tôn chẳng vị t́nh .

                     Chánh trực khinh oai loài giả dối ,

                     Công b́nh vừa sức kẻ chơn thành .

                     Mũi kim chẳng lọt xưa nay hẳn ,

                     Biết sợ xin khuyên cẩn thận ḿnh " .

 

        Dẫn giải : Ở trần gian nầy có ba Tôn giáo lớn đồng khuyến

 tu cùng một mục đích độ rỗi v́ chúng sanh như Nho, Thích và Đạo, nhưng khác nhau trên h́nh thể xây dựng Đức tin, ba Tôn giáo trên được xuất phát từ Đạo Gốc, truyền giáo theo thời gian và đặc thù sinh hóa của nhân loại, lấy cấu trúc nguyên thủy sinh hóa đặt vào ḷng người và lẽ Đạo để đạt đến mục tiêu cứu cánh và giải thoát .

        Người Đạo phải nắm vững luật tắc Thiên Đạo và Tâm pháp để định hướng thấu triệt chân lư Đại Đạo cho chính ḿnh như :

 

             Thiên Đạo .

        - Nho giáo : Chấp trung quán nhứt .

        - Thích giáo : Báo trung qui nhứt .

        - Đạo giáo : Thủ trung đắc nhứt .

 

            Tâm Pháp .

        - Nho giáo : Tồn tâm dưỡng tánh .

        - Thích giáo : Minh tâm kiến tánh .

        - Đạo giáo : Tu tâm luyện tánh .

 

         Người tu phải cưu mang sửa tánh đeo đuổi việc lành, lẽ Đạo hằng ngày. Ta hăy xem phương tiện cuộc đời để tăng tốc trí tuệ kiếp sinh thanh cao và biết thương yêu tha nhân cùng tôn kính mọi mặt sống đồng qui .      

 Đức Chí Tôn luôn luôn nhắc nhở chúng sanh phải giữ Chơn linh trọn lành, bởi nơi đó có Ngọc Hư Linh ngự trị nên phải trong sáng tinh anh. Quư Đấng đă hướng dẫn nẻo Chánh đức hạnh và chỉ rơ đường Tà nên tránh, nhưng con người cứ măi để ư lầm lỗi, bởi thế luật Trời cứ măi phán xét, cho nên Đức

 Chí Tôn dạy rằng :

         " Biết sợ xin nguyện cẩn thận ḿnh " .

 

        Chú niệm 4 :

                " Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành ,

                Từ Bi Phật dặn: ḷng thành ḷng nhơn " .

 

        Thánh Ngôn Dạy Đạo :

                      " Cần lo học Đạo chí đừng lơi ,

                       Phú quí sương tan lố bóng Trời .

                       Lợi lộc xôn xao rồi một kiếp ,

                       Nghĩa nhơn tích trữ để muôn đời .

                       Làm lành sau cũng lành vay trả ,

                       Chác dữ âu hay dữ vốn lời .

                       Mấy kẻ xét ḿnh tâm tự cải ,

                       Thân danh bể khổ mặc buông trôi ".

 

        Dẫn giải : Nho giáo của Đức Khổng Tử có hai thiên kinh sách :

        1 - Tứ Thư : Trung Dung, Đại Học, Luận Ngữ, Mạnh Tử .

        2 - Ngũ Kinh : Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu .

 

        Riêng bộ Kinh Nhạc bị nhà Tần đốt và thất lạc, sau đó sưu tầm được nhưng chỉ c̣n một chương Nhạc Kư, bởi thế chương Nhạc Kư trở thành phụ bản trong bộ Kinh Lễ .

        Sách Trung Dung do ngài Tử Tư viết ra từ tư tưởng Đức Khổng Tử, Ngài Tử Tư nguyên là cháu nội của Đức Khổng Tử .

 

        Sách Trung Thu xây dựng nền tảng Tâm pháp theo h́nh thể linh động, giữ vững mối liên quan con người và liên hợp mọi chiều sống thứ tự, Sách Trung Dung dạy phụng sự tha nhân và biết ḿnh biết người .

         Đạo Nho c̣n gọi là Đạo Trung Thứ, tại ḷng phát xuất lẽ phải, như túi lương tâm chính đại và quang minh ấy là Thánh tánh .

 

        Đạo Phật mục đích Từ Bi hỉ xả, phụng sự tứ nghiệp [ Sinh, Lăo, Bệnh, Tử ] .

        Đạo Nho mục đích Tam Cang và Tứ Tâm : Hảo Tâm, Hiếu Tâm, Thiên Tâm và Đạo Tâm .       

Đạo Thiên Chúa mục đích Bác Ái, yêu thương và phụng sự tha nhân .       

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Qui nguyên Tam Giáo mục đích Từ Bi hỉ xả, Bác Ái tha nhân và Công B́nh hạnh phúc .        

Đại Đạo khuyến tu, con người lấy tâm đón tiếp thương yêu, xoa dịu những bất hạnh thống khổ và chú trọng Tam Bửu [ Tinh, Khí, Thần ] để làm sinh lực nuôi nấng cuộc đời .

 

        Chú niệm 5 :

                 " Phép Tiên Đạo tu chơn dưỡng tánh ,

                 Một cội sanh ba nhánh in nhau " .

 

        Thánh Ngôn Dạy Đạo :

                     " Thiền quang nhặt thúc khuất màu xuân ,

                       Trở bước quanh co rán liệu chừng .

                       Hứng giọt Ma Ha lau tục lụy ,

                       Ngừa Thuyền Bát Nhă thoát mê tân .

                       Trau tâm hiệp sức vun nền Thánh ,

                       Dưỡng tánh chờ khi sạch bợn trần .

                       Phước gặp Tam Kỳ Trời cứu độ ,

                       Gắng tu kịp buổi lướt Đài Vân " .

 

        Dẫn giải : Đạo Tiên khuyến tu chơn dưỡng tánh và bồi bổ vào mạch sống cho tánh được tinh khiết, để đạt đến thuần Tiên tu luyện Tinh, Khí, Thần .

        Như Thiên Chúa dùng diệu pháp dâng lễ mỗi ngày lên Đấng CHA lành .

        Người dưỡng tánh do biết dự trữ và đổ đầy việc tốt vào kho, những phương tu dưỡng tánh và luyện thân đều phát xuất từ một cội Đạo mà ra, Tôn giáo lớn nhỏ tín đồ nhiều hay ít là do thời gian phù hợp cho xă hội nhằm giáo hóa điều thiện thắng ác và cứu rỗi kẻ bần cùng khốn khổ thiếu khải minh, nhân ái và sẽ đến ngày Tôn Giáo của Nhân loại đồng tôn vinh v́ một Đấng .

 

 

        Chú niệm 6 :

                " Làm người rơ thấu lư sâu ,

                 Sửa ḷng trong sạch tụng cầu Thánh Kinh " .

 

        Thánh Ngôn Dạy Đạo :

                       " Cửa Trời kịp mở vớt quần sinh ,

                       Nâng đời khá gắng trau nhơn đức .

                       Học Đạo tua năng luyện tánh t́nh ,

                       Khổ hạnh chí mong qui nẻo chánh .

                       Ngoài tai chớ chác miếng hư vinh " .

 

        Dẫn giải : Con người có Đạo có Tôn, Như cây có cội, như sông có nguồn, làm người phải nhận biết rơ nguyên lư để tiếp nhận hệ thống tổ chức vũ trụ và cơi sống của muôn loài từ không ra có, vạn vật muôn loài đă trở thành mối liên hệ mật thiết mà không thể nào từ chối hay hủy diệt sự liên hệ ấy, vũ trụ và sự sống đă là thành tố của lư sinh tồn .

 

        Riêng loài người lại hưởng được nhiều đặc quyền của vũ trụ mà sinh ra lắm kiêu hănh, nên Thượng Đế khuyến sửa ḷng bằng phương pháp công phu qua diệu dụng của Thánh Kinh

        Cửa Trời mở đón quần linh, nâng đời thăng hoa thành nhơn đức, luyện Đạo sửa tánh thắng khổ hạnh chí ấy là của thánh nhân, hy vọng quần linh lấy tính lành xem nhẹ miếng ăn tật sấu, hăy lấy nhục trần hóa vinh để vào cửa Thiêng Liêng, tự ḿnh vứt bỏ mê trần, thắp sáng đèn Trời cho hồn linh tươi mát .

        Khi Tín đồ nhận được Thiên ư Đại Đạo " Tam giáo đồng nguyên, vạn giáo nhứt Lư ", là không c̣n cửa dị biệt tín ngưỡng, chỉ duy c̣n một suy tôn Đại Đạo .

        [ Tác dụng Khai Kinh, như cánh cửa Pháp Đạo đă mở ra, luật tắc Đạo Trời c̣n nguyên, nhắc nhở đừng quên lối về ngôi cũ ] .

 

 

                           NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ

                         [ Giọng Nam Xuân ] [13]

 

        Đại La Thiên Đế ,

        Thái Cực Thánh Hoàng .

        Hóa dục quần sanh ,

        Thống ngự vạn vật .

        Diệu diệu " Huỳnh Kim Khuyết ",

        Nguy nguy " Bạch Ngọc Kinh " .

        Nhược thiệt nhược hư ,

        Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hóa .

        Thị không, thị sắc ,

        Vô vi nhi dịch sử quần linh .

        Thời thừa lục long ,

        Du hành bất tức .

        Khí phân tứ tượng ,

        Hoát triền vô biên .

        Càn kiện cao minh ,

        Vạn loại thiện ác tất kiến .

        Huyền phạm quảng đại ,

        Nhứt toán họa phước lập phân .

        Thượng chưởng tam thập lục Thiên ,

        Tam thiên Thế giái .

        Hạ ốc thất thập nhị Địa ,

        Tứ đại bộ châu .

        Tiên Thiên Hậu Thiên ,

        Tịnh dục Đại Từ Phụ .

        Kim ngưỡng cổ ngưỡng ,

        Phổ Tế Tổng Pháp Tông .

        Năi Nhựt Nguyệt Tinh Thần chi quang ,

        Vi Thánh, Thần, Tiên, Phật chi chủ .

        Trạm tịch chơn Đạo ,

        Khôi mịch tôn nghiêm .

        Biến hóa vô cùng ,

        Lữ truyền Bữu Kinh dĩ giác thế .

        Linh oai mạc trắc ,

        Thường thi thần giáo dĩ lợi sanh .

        Hồng oai, Hồng từ ,

        Vô cực, vô thượng .

        Đại Thánh, Đại nguyện, Đại tạo, Đại bi ,

        Huyền Khung Cao Thượng Đế .

        Ngọc Hoàng tích phước hựu tội ,

        Đại Thiên Tôn .

 

        Niệm :  Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát  .

 

        [13] Bài kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế do Đức Chí Tôn ban hồng ân, sau 10 năm Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp cầu xin .

        Giọng Nam Xuân: lời vinh ca vui mừng ] .

 

 

            Chú niệm 1 :

                " Đại La Thiên Đế ,

                  Thái Cực Thánh Hoàng " .

 

         Thánh ca [ 14 ]:

                " Vua Trời trên cơi Đại la ,

                  Vốn ngôi Thái cực ngự ṭa Tiên Thiên ".

 

         Dẫn giải : Hồng danh Thượng Đế đức cao rộng lớn minh mông như giềng lưới lớn bao trùm cả Vũ trụ, là Đấng Thánh Hoàng hữu thỉ Thái Cực từ lúc Trời đất chưa phân tánh chia ngôi, đến khi Trời đất an ngôi rồi mới hóa sinh vạn vật muôn loài. Đấng là vị Thiên Đế hóa sinh quần linh, Ngài lại phú cho mỗi hóa sinh có tánh hư linh và bất muội như: Thiên, thiện, nhơn, tồn, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, sinh .

        Thiên Đế là v́ Vua ở cơi Trời cầm quyền diệu hóa, điều động Phật, Thần, Thánh, Tiên, Nhựt, Nguyệt, Tinh tú trong không gian đồng vận hành ḥa nhịp bởi Đấng Tạo Hóa, Người là Thái Cực Thánh Hoàng một trong những Hồng danh Thượng Đế hữu thể .

        Đức Lăo Tử nói rằng :

        " Ta suy diễn: th́ cảm thấy Đạo, lúc nào cũng có một thể, không đầu đuôi manh mối, thế mà nơi nào cũng có Đạo đến. Ta trông lên phía trên, không thấy phản chiếu ánh sáng, xem xuống phía dưới, không thấy ấn khuất bóng tối. Thật Đạo lâng lâng trong sạch, hồn nhiên giản dị, mà chính Đạo sanh Đấng Tạo Hóa và ngôi của Ngài là Thái Cực. Đó là chỗ Đơn Kinh nói rằng: Vô cực sanh Thái Cực " .

        " Đại La " Thiên Điều minh mông nhưng phán xét công b́nh như người làm lành hưởng phước duyên, kẻ ác dữ nhận tai họa v.v... Tuy lưới Trời cao và thưa nhưng không mảy nào chạy lọt qua khỏi phán xét. Luật thưởng phạt của Trời trên nguyên tắc đơn giản, không luật sư biện hộ hay cải án, không ṭa án, không tra tấn, không lao tù, thế mà kết quả rất kỳ diệu, bởi người biết lưu tồn tinh anh của lành và từ chối được cái ác dữ .       

 Người Đạo học, tu luyện sửa tánh có ư niệm Đại La như Luật Đạo Trời, v́ họ đă thành đạt tất cả mọi cội sinh của linh hồn và họ hằng tiếp nhận quyền năng phán định của Đấng cầm cân cứu rỗi [ Thượng Đế ] .

 

        [ 14 ] Thánh Thơ thi tập của Đức Lư Đại Tiên, Giáo Tông Thiêng Liêng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ .

 

 

            Chú niệm 2 :

                " Hóa dục quần sanh ,

                  Thống ngự vạn vật " .

 

        Thánh ca :

        " Sanh thành người vật vô biên ,

         Thống trị muôn loài mọi việc cầm tay " .

 

        Dẫn giải : Đây là thời kỳ sơ khai Âm và Dương biến hóa

 ngũ sanh vạn vật muôn loài và cho sự sống như :

        - Thai sanh : Bào thai người và hạ thú .

        - Noăn sanh : Trứng nở thượng cầm, công trùng .

        - Thấp sanh : Môi trường và ẩm ướt .

        - Hóa sanh : Biến h́nh thay giống .

        - Thảo sanh : Hạt giống nẩy mầm .

 

        Mọi sự sống từ ấy thành h́nh cho nên Kinh Dịch nói rằng: " Thiên địa nhơn luân, vạn vật hóa thuần nam nữ giao cấu vạn vật hóa sanh " .      

 Như trước đây Trời có một th́ trong sáng, Đất có một th́ nền vững, Thần có một th́ linh thiêng, muôn loài có một th́ phát triển và nối nhau tấn hóa, tất cả đều ở trong một thống ngự bởi đức Thượng Đế mà thành .       

Từ khi Hóa Dục Quần Sanh, đồng cùng trong một thể phân thành ba yếu tố sống để tạo thành một nhơn h́nh như :

 

        Linh Hồn : Có điểm tánh linh do Trời phú cho, bởi thế kinh sách Đạo Nho có câu : " Thiên mạng chi vị tánh linh hồn " như một nguyên thể năng lực thiêng liêng ở trong nhơn thể, có h́nh dáng hư hư thiệt thiệt là giềng mối của tánh mạng trung tâm của sự sống, mang tính thuộc về Thần .

        Đại Đạo gọi là Linh Hồn .

        Phật Đạo gọi là Chơn Như Diệu Tánh .

        Thánh Đạo gọi là Bổn Tánh .

        Tiên Đạo gọi là Điểm Linh Quang .

 

        Nhục Thể : Là lớp vơ cứng bên ngoài linh hồn, ngày nào linh hồn xa ĺa th́ vơ cứng ấy sẽ bị hư hỏng và tan nát không dùng vào đâu được nữa. Nhục thể luôn luôn thay đổi theo Khoa học Vật lư chứng minh : Nhục thể đôi ba năm thay một lần nhưng vẫn giữ dạng tổng quát, chúng ta hăy xem vài tấp ảnh [ photo ] từ khi c̣n thơ ấu đến lúc trưởng thành và khi tuổi già nua th́ rơ sự biến hóa của nhục thể, tuy nhục thể biến dịch nhưng linh hồn vẫn uyên nguyên và tồn tại không thay đổi, mang tính thuộc về Tinh .

 

        Nhị Xác Thân : Là một giao điểm của Linh hồn và Xác phàm để tạo ra xác thân thứ hai gọi là Thể Phách, đây là như trạm trung gian kết hợp hồn xác thành một thể, mục đích truyền ư chí linh hồn cho nhục thể thực hiện và thông đạt tri giác của ngũ quan vào linh hồn, mang tính thuộc về Khí .      

 Những thí nghiệm khoa học về tiền kiếp đều do Thể Phách xác chứng nhờ vậy mới có " Sanh nhi tri chí " .

 

 

           Chú niệm 3 :

                " Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết ,

                  Nguy nguy Bạch Ngọc Kinh " .

 

        Thánh Ngôn Dạy Đạo :

                      " Một ṭa Thiên Các ngọc lầu lầu ,

                       Liền bắt cầu qua nhấp nhóa sao .

                       Vạn trượng then gài ngăn Bắc Đẩu ,

                       Muôn trùng nhíp khảm hiệp Nam Tào .

                       Chư Thần chóa mắt màu thướng đổi ,

                       Liệt Thánh Kinh tâm pháp vẫn cao .

                       Dời đổi chớp ngăng, đoan đở nổi ,

                       Vững bền muôn kiếp chẳng hề sao .

 

        Thánh ca :

                " Cửa Huỳnh Kim chạm vàng lộng lẫy ,

                  Thành Bạch Ngọc cẩn ngọc nguy nga ".

 

        Dẫn giải : Trên Thiên Đế có cửa Huỳnh Kim Khuyết sơn phết những rồng vàng, đền đài cao vút, diệu vợi mênh mông, sáng rực rỡ tráng lệ và Kinh thành Thánh Hoàng cẩn những ngọc trắng trong, nguy nga ṿi vọi, hai cơi ấy là trung tâm Càn Khôn, Vũ trụ bởi Thượng Đế ngự trị. Nơi mà Đấng háo sinh dưỡng dục đầy ḷng từ ái, bao dung nhưng cương kỷ .

 

 

         Chú niệm 4 :

                " Nhược thiệt nhược hư ,

                 Bất ngôn nhi mặc, tuyên đại hóa " .

 

        Thánh ca :

                " Có đầy như thế : trống không ,

                  Mặc dầu không động nhưng mà đức cao " .

 

        Dẫn giải : H́nh Trời xem như dày đặc th́ lại như trống không, không gian im ĺm phẳng lặng chẳn ai lên tiếng bảo vâng mà tuần tự hóa sinh bày rộng khắp cùng

         Sách luận ngữ có câu : " Thiên hà ngôn tại, tứ th́ hành yên, vạn vật sanh yên ". Trời không nói mà có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông vẫn xoay xuống cùng, muôn vật đều hóa sinh, Trời không nói âm thầm thực hiện kỷ năng phụng sự hữu ích cho muôn loài .

        Mọi vật ở Vũ trụ nầy có thừa không thiếu do cái trống không của tĩnh tạo thành hóa sinh không ngừng .

 

 

           Chú niệm 5 :

                " Thị không thị sắc,

                  Vô vi nhi dịch sử quần linh " .

 

        Thánh ca :

                " Không như có, có như không ,

                  Không thấy bày làm nhưng khiến thần linh ".

 

        Dẫn giải : H́nh Trời xem thật trống không, mà trong không lại hóa ra có, có lại hóa ra không. Không thấy bày biện mà sai các vị Thần linh phải đến tuân mạng, ấy là Vô vi, trong sách Luận ngữ có câu : " Vô Vi Nhi Trị ".

        Nhơn sanh thường cằm nhầm sự có để nói Đạo, nhưng Đạo lại v́ không, nên có nhiều mơ tưởng đạt Đạo, bởi thế đời mới khổ v́ vốn chẳng thấy sắc Đạo. Đạo v́ có không cao xa, Đạo v́ không nhưng ở gần hai điều nầy là một phối hợp thường hằng, nên Đức Chí Tôn thường dạy chỉ có tính Bát Nhă mới vượt lên trên " Thị không thị sắc " .

        Đại Đạo khởi động từ Vô vi mà phân tánh gọi là Đấng kiến tạo vũ trụ, Đấng là Giáo chủ của quần linh, là nhà kiến trúc, mỹ thuật bày biện cho vũ trụ nầy đẹp, không thấy Đấng nhưng khiến bảo được thần linh xuất hiện bảo tồn vạn vật muôn loài .

              Chú niệm 6 :

                " Thời thừa lục long,

                  Du hành bất tức " .

 

        Thánh ca :

                " Vua Trời ngự cơi sáu rồng ,

                  Huyền huyền diệu diệu ngao du không ngừng " .

 

        Dẫn giải : Hằng cỡi sáu rồng đi giáp ṿng Trời không hề ngừng nghĩ, kinh mới có câu: " Thừa Lục Long dĩ ngự thiên ". Sáu Rồng quẻ Càn thuộc Dương như :

        1 - Hào Sơ Cửu [ T́m Long ] : Rồng ở trần gian lặng lẽ .

        2 - Hào Cửu Nhị [ Hiện Long ] : Rồng phụng sự muôn loài .

        3 - Hào Cửu Tam [ Tịch Dương Long ] : Rồng vẫy vùng thắng khổ.

        4 - Hào Cửu Tứ [ Huyền Long ] : Rồng xua đuổi vực thẩm .

        5 - Hào Cửu Ngũ [ Phi Long ] : Rồng bay về Trời .

        6 - Hào Thượng Cửu [ Càng Long ] : Rồng thành đạt .

 

        Sáu Rồng biến hóa huyền diệu và liên tục vận chuyển giáp ṿng Trời .

 

 

              Chú niệm 7 :

                " Khí phân tứ tượng

                  Hoát truyền vô biên " .

 

        Thánh ca :

                " Ngôi Vô Cực phân chia Tứ Tượng ,

                  Lại vận hành nhựt nguyệt vô biên " .

 

        Dẫn giải : Ngôi Thái Cực sinh Lưỡng Nghi [ Âm Dương ] mặt Trời Thái Dương, mặt trăng Thái Âm. Lưỡng Nghi sinh tứ tượng, [ hành tinh và tinh tú ]

 

        1 - Thiếu Âm .

        2 - Thiếu Dương .

        3 - Thái Âm .

        4 - Thái Dương .

 

       Khí phân Tứ Tượng rộng chuyển không cùng, hóa sinh Bát Quái và phân chia bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc .

        " Hoát truyền " loan truyền sâu rộng giáo lư mầu nhiệm của Đạo Trời, đă thành tựu như ư tự nhiên vận hành suốt ngày đêm, từ ánh sáng đến bóng tối đều tiếp nối lời truyền loan trong không gian vô tận .

 

 

               Chú niệm 8 :

                        " Càn kiện cao minh

                         Vạn loại, thiện ác tất kiến ".

 

        Thánh ca :

                " Ngôi Càn cứng mạnh sáng cao ,

                 Muôn loài lành dữ sáng soi tỏ tường " .

 

        Dẫn giải : Ngôi Càn là Trời bền vững chắc hẳn không lây

 động, sáng suốt soi rơ và che chở cả muôn loài, Thượng Đế cầm cân phán

 xét công b́nh nên mọi việc lành dữ của thế gian NGƯỜI đều thấy rơ .

 

               Chú niệm 9 :

                " Huyền phạm quảng đại ,

                  Nhứt toán họa phước lập phân " .

 

        Thánh ca :

                " Phạm vi diệu diệu huyền huyền ,

                 Lành dữ định tội phước ban từ tằng " .

 

        Dẫn giải : Phép huyền diệu rộng lớn soi khắp cùng thấu hiểu cuộc sống Trần gian lành dữ, luật Đạo Trời phán xét công b́nh tội đọa, phước ban không tăng giăm bởi cân chuẩn tắc từ Đạo Luật Thiêng Liêng, kỳ diệu ở chỗ không Ṭa án, không Luật sư biện hộ và cũng không nhà tù cải tạo, thế mà Nhân loại kính trọng Đức tin làm lành tránh ác, bởi tự lương tâm phán xét như luật Trời hữu sinh .

 

 

           Chú niệm 10 :

                " Thượng chưởng tam thập lục Thiên,

                  Tam Thiên Thế Giái ".

 

        Thánh ca :

                " Trên soi ba sáu [ 36 ] cung Trời ,

                  Ba ngàn thế giới cũng cầm trong tay " .

 

        Dẫn giải : Trên thượng giới Chí Tôn chưởng quản ba mươi sáu Thiên Cang [ 36 Cung Trời ] và Tam Thiên Thế Giái [ 3000 ] .        Chia thành : Đại Thiên thế giới, Trung Thiên thế giới và Tiểu Thiên thế giới .

         Ba mươi sáu Thiên Cang là Ba mươi sáu cơi Thiên tào ấy là căn bản của Thiên Cang, mỗi cơi có một vị Thiên Quân chưởng quản .       

Ba ngàn Thế giới được chia cho Thiên Tiên một ngàn, Địa Tiên một ngàn và Nhơn Tiên một ngàn .

 

 

        36 Chưởng Quản Thiên Cang :

 

        1 - Thiên Khôi Cao Viển .

        2 - Thiên Càn Huỳnh Chơn .

        3 - Thiên Cơ Hư Xương .

        4 - Thiên Gian Kỷ Xương .

        5 - Thiên Vọng Tốc Công Hiến .

        6 - Thiên Hùng Thi cối .

        7 - Thiên Mảnh Tôn Ất .

        8 - Thiên Oai Ly Báo .

        9 - Thiên Anh Thâu Nghĩa .

       10 - Thiên Thới Trần Khảm .

       11 - Thiên Phú Lê Tiên .

       12 - Thiên Mảng Phương Bảo .

       13 - Thiên Cô Thiền Tú .

       14 - Thiên Thương Lư Hồng Nhơn .

       15 - Thiên Huyền Vương Long Hậu .

       16 - Thiên Thiệp Đăng Ngọc .

       17 - Thiên Ám Sỹ Tân .

       18 - Thiên Hản Tà Chánh Đạo .

       19 - Thiên Không Điển Thông .

       20 - Thiên Tốc Ngô Hốt .

       21 - Thiên Vi Sử Tư Thành .

       22 - Thiên Sác Nhiêm Lai Sính .

       23 - Thiên Vi Hồng Thanh .

       24 - Thiên Cựu Đơn Bá Châu .

       25 - Thiên Thôi Cao Khảo .

       26 - Thiên Thọ Chúc Thành .

       27 - Thiên Kiêm Vương Hổ .

       28 - Thiên B́nh Bốc Đông .

       29 - Thiên Tội Giao Công .

       30 - Thiên Tổ Đường Thiên Chánh .

       31 - Thiên Đại Thân Lễ .

       32 - Thiên Lao Văn Xáng .

       33 - Thiên Huệ Trương Tŕ Hùng .

       34 - Thiên Bạch Tất Đức .

       35 - Thiên Khóc Lựu Đại .

       36 - Thiên Xăo Tŕnh Tam Ích .

 

        Đức Chí Tôn truyền giảng trong Thánh Ngôn rằng :      

 " Cả kiếp luân hồi thay đổi từ trong vật chất mà ra thảo mọc đến thú cầm, loài người phải chuyển kiếp ngàn ngàn, muôn muôn lần mới đến địa vị Nhơn phẩm. Nhơn phẩm nơi thế nầy c̣n chia ra nhiều phẩm nữa, như hạng Đế Vương nơi trái địa cầu 68 nầy chưa đặng vào bực chót của địa cầu 67. Trong địa cầu 67 nhơn loại cũng phân ra nhiều đẳng thứ, được xem như mỗi kiếp sinh đều chuẩn bị luân hồi và thăng hoa c̣n tùy chúng sanh định đoạt .       

Sự phúc lạc và quí trọng của mỗi địa cầu càng tăng thêm măi cho tới Đệ Nhứt Cầu rồi Tam Thiên Thế Giái. Qua khỏi Tam Thiên Thế Giái th́ mới đến Tứ Đại Bộ Châu. Qua Tứ Đại Bộ Châu mới vào đặng Tam Thập Lục Thiên .

 

           Chú niệm 11 :

                " Hạ ốc thất thập nhị Địa,

                  Tứ đại bộ châu " .

 

        Thánh ca :

                " Dưới cai quản bảy mươi hai [ 72 ] từng đất ,

                 Lại xem luôn bốn hướng lớn lao ".

 

        Dẫn giải : Đấng Tạo hóa, nắm bảy mươi hai [ 72 ] Ngôi Địa Sác và Tứ Đại Bộ Châu lớn trong cơi Trần Hoàn Thế Giới .         Bảy mươi hai ngôi Địa sác ấy mỗi ngôi có một vị Tinh Quân chưởng quản .       

Bảy mươi hai ngôi Địa sác cũng tùng mạng lịnh nơi Bắc Đẩu mà thi hành theo bổn phận trong Càn khôn Vơ trụ và cai quản luôn Tứ Đại Bộ Châu như :

        - Đông Thằng Thần Châu .

        - Tây Ngưu Hạ Châu .

        - Nam Thiên Bộ Châu .

        - Bắc Cú Lư Châu .

 

         72 Chưởng Quản Ngôi Địa Sác trong Tứ Đại Bộ Châu :

 

        Đông Thằng Thần Châu :

        1 - Địa Khôi Trần Kế Chơn .

        2 - Địa Sác Huỳnh Kiến Chơn .

        3 - Địa Vỏng Đoàn Thành .

        4 - Địa Kiệt Hồ Bá Nhan .

        5 - Địa Hùng Lỗ Tụ Đức .

        6 - Địa Oai Tu Thành .

        7 - Địa Anh Tôn Tường .

        8 - Địa Kỷ Vương B́nh .

        9 - Địa Mảnh Bá Hửu Hoạn .

       10 - Địa Chi Hoa Cao .

       11 - Địa Chanh Khảo Cao .

       12 - Địa Tịch Lư Toại .

       13 - Địa Hạt Ly Hoành .

       14 - Địa Cường Hạ Tường .

       15 - Địa Ám Dư Trung .

       16 - Địa Phụ Bảo Lương .

       17 - Địa Hồ Hổ Chi .

       18 - Địa Tá Huỳnh Bành Khánh .

 

        Tây Ngưu Hạ Châu :

       19 - Địa Hưu Trương Kỳ .

       20 - Địa Linh Quách Kỷ .

       21 - Địa Phó Kim Nam Đạo .

       22 - Địa Vi Trần Nguơn .

       23 - Địa Huệ Xá Khôn .

       24 - Địa Ban Tang Thành Đạo .

       25 - Địa Mạc Châu Canh .

       26 - Địa Xương Tề Công .

       27 - Địa Cường Hoách Chi Nguơn .

       28 - Địa Phi Diệp Dung Trung .

       29 - Địa Cẩu Cố Tông .

       30 - Địa Xảo Lư Xương .

       31 - Địa Minh Phong Kiết .

       32 - Địa Tấn Từ Kiết .

       33 - Địa Thối Phàm Hoán .

       34 - Địa Mảnh Trác Công .

       35 - Địa Thoại Khổng Thành .

 

        Nam Thiên Bộ Châu :

       36 - Địa Châu Giao Kim Tú .

       37 - Địa Ân Ninh Tam Ích .

       38 - Địa Di Dự Trí .

       39 - Địa Lư Đông Tranh .

       40 - Địa Tuấn Viên Đảnh Tường .

       41 - Địa Lạc Uông Tường .

       42 - Địa Thiệp Canh Nhân .

       43 - Địa Tốc H́nh Tam Sang .

       44 - Địa Trần Khương Trung .

       45 - Địa Kế Khổng Thiên Châu .

       46 - Địa Ma Lư Dược .

       47 - Địa Yêu Thiên Cung .

       48 - Địa U Đoạn Thanh .

       49 - Địa Phụ Môn Đạo Chánh .

       50 - Địa Tịch Tổ Tâm .

       51 - Địa Không Tiêu Điển .

       52 - Địa Cô Ngô Tử Ngọc .

       53 - Địa Kim Khuôn Ngọc .

       54 - Địa Đăng Thới Công .

 

        Bắc Cú Lư Châu :

       55 - Địa Giác Long Hổ .

       56 - Địa Tư Tống Lộc .

       57 - Địa Tán Quan Bân .

       58 - Địa B́nh Long Thành .

       59 - Địa Tốn Hùng Ô .

       60 - Địa Nô Không Đạo Lảnh .

       61 - Địa Sác Trương Hoán .

       62 - Địa Ác Lư T́nh .

       63 - Địa Xú Từ Sơn .

       64 - Địa Số Các Phương .

       65 - Địa Âm Tiêu Long Lân .

       66 - Địa H́nh Tấn Tường .

       67 - Địa Tán Vơ Viển Công .

       68 - Địa Liệt Phan Bông .

       69 - Địa Kiện Diệp Cảnh Xương .

       70 - Địa Bao Tất Hóa .

       71 - Địa Tắc Tôn Kiết .

       72 - Địa Cẩn Trần Mộng Canh .

 

 

           Chú niệm 12 :

                " Tiên Thiên, Hậu Thiên,

                  Tịnh dục Đại Từ Phụ " .

 

        Thánh ca :

                " Chủ Trời Trước, chủ Trời sau ,

                 Do luật động tịnh mang ơn cha lành " .

 

 

        Dẫn giải : Ngôi Tiên Thiên có trước đời Hồng hoang, ngôi Hậu Thiên có sau khi Trời đất đă định rồi. Đại Từ Phụ trên ngôi Thiên Đế từ thời trước đến thời sau cũng một Đấng Cha lành trong Càn Khôn Thế giới với sự yên lặng để lấy sức háo sinh nuôi dưỡng và thương yêu vạn vật muôn loài như nhau và [ Tịnh Dục ] trong sách Trung Dung dạy rằng :

         " Vạn vật tịnh dục, nhi bất tương hại ".

         Ư nói : Muôn vật đều sanh mà không giết hại lẫn nhau .

 

 

       Chú niệm 13 :

                " Kim ngưỡng, cổ ngưỡng

                  Phổ Tế, Tổng Pháp Tông " .

 

        Thánh ca :

                " Xưa nay một dạ tín thành ,

                 Qui hồi các pháp nhơn sanh về lành " .

 

        Dẫn giải : Đời nay và đời xưa cùng một ḍng sinh tín ngưỡng, Đức tin vẫn trên lưu truyền nhờ có Đấng Thượng Đế cầm quyền công lư phân minh, Phổ độ và bảo thủ, truyền bá mọi pháp môn. NGƯỜI đức rộng háo sanh muôn loài và NGƯỜI hiện hóa qua nhiều h́nh thể lập giáo khác nhau, tất cả mọi sinh thành cùng một Đấng tối thượng .

        Luật Đạo chính truyền vẫn c̣n đó và nguyên vẹn, trước sau không thay đổi, luật Trời trên mục đích phụng sự nhơn sanh và gợi nhớ qui hồi cựu vị mà Đấng Chúa Cha hằng mong mỏi .

 

 

 

         Chú niệm 14 :

                " Năi Nhựt Nguyệt Tinh Thần chi quân ,

                  Vi Thánh, Thần, Tiên, Phật chi chủ " .

 

        Thánh ca :

                " Cha Trời sanh Tam Quang Tam Bửu ,

                 Hiệp Ngũ chi thống nhựt Đạo mầu " .

 

 

        Dẫn giải : Đức Thượng Đế điều hành vũ trụ, sai bảo trên không gian như mặt Nhựt, mặt Nguyệt, Tinh tú phân định ngày đêm sáng tối theo từng sát na vận hành, biến đổi tiếp nối không ngừng, NGƯỜI cũng là Chủ Tể của Thánh, Thần, Tiên, Phật và toàn linh, nên Thượng Đế tuyên bố từ khởi đầu khai Đạo rằng :

 

        " Trên Trời làm chủ một ḿnh Ta ,

        Nhánh nhóc chia Ba cũng một Già .

        Phải mượn nhiều ngôi mà giáo Đạo ,

        Xét coi cho kỷ có ai mà ? .

 

        Cha Trời sanh hóa vạn vật muôn loài nhờ có Tam Quang [ Ba thứ sáng mặt Trời, Trăng và Tinh Tú, và Tam Bửu: Tinh, Khí, Thần ] .

         Đức Chí Tôn là Chủ của Tam giáo, Ngũ chi và nay NGƯỜI công bố thành một Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vô biên .

 

 

         Chú niệm 15 :

                " Trạm tịch chơn đạo ,

                  Khôi mịch Tôn nghiêm " .

 

        Thánh ca : " Đạo Trời mịt mịt cao sâu ,

                 Ngôi Thầy, Cha dạy con về nẻo chơn ".

 

        Dẫn giải : Trong lặng lẽ, Hư vô có nền Chơn Đạo rộng lớn minh mông, do Đấng Tôn Nghiêm lo toan cứu rỗi toàn linh .        Đạo Trời mịt mịt như trạng thái tĩnh mà lại cao sâu bởi do động biến hóa vô cùng tận, như không thấy ai xây dựng lại thành h́nh

 và thay cũ đổi mới, bảo cổ canh tân liên tục cho phù hợp với thời gian .

 

 

          Chú niệm 16 :

                " Biến hóa vô cùng ,

                  Lữ truyền Bửu Kinh dĩ giác thế " .

 

        Thánh ca : " Chơn thần Thầy hóa muôn muôn ,

                 Đi truyền kinh báu quí nhơn ngọc ngà " .

 

        Dẫn giải : Đạo Trời biến hóa và chuyển đổi theo vận tốc

 dung ḥa để phù hợp từ cũ sang mới, nhưng mọi việc được hoàn thành rất nhanh chóng .

         Lưu hành Kinh Ngọc quí báu, truyền bá khắp cùng thế giới và công bố Đạo Trời cho muôn loài biết thấu, trợ đời thức tĩnh và giúp người ngộ Đạo, những lữ hành Đạo sĩ lên đường truyền loan tin mừng Bửu Kinh đă đến thế gian, chơn truyền muôn pháp sáng như ngọc ngà, kêu gọi vạn vật muôn loài đến nhận lănh phương tiện giải thoát ra khỏi mê muội .

 

 

         Chú niệm 17 :

                " Linh oai mạc trắc,

                  Thường thi thần giáo dĩ lợi sanh " .

 

        Thánh ca :

                " Chuông giác ngộ giọng kêu huyền diệu ,

                 Giáo dẫn đời hữu ích quần sanh ".

 

        Dẫn giải : Đức Thượng Đế uy linh tột cùng, tính đức oai nghiêm chẳng lường, Đấng d́u dẫn muôn loài qua lời dạy diệu mầu như Thánh Ngôn và Thi văn, nhằm trợ lực chúng sanh hiểu Đạo biết Đời mà tu hành đạt vị .       

Đấng mượn tiếng chuông huyền linh để gọi mời quần sanh t́m phương độ rỗi hữu ích .

 

 

         Chú niệm 18 :

                " Hồng oai, Hồng từ ,

                  Vô cực, vô thượng " .

 

        Thánh ca :

                " Oai linh từ thiện ơn Trời ,

                 Bao la cao rộng không ranh không bờ " .

 

        Dẫn giải : Đức uy linh lớn, Từ bi lớn, Đức cao không cùng, T́nh yêu thương của NGƯỜI ḷng lọng vô biên, không bực nào sánh được v́ tính cao thượng của thể Pháp .

        Đấng hữu thể toàn thiện trải rộng không gian vô bờ bến để hy vọng muôn loài tiếp nhận oai Thiên mà thành như Đấng .

 

         Chú niệm 19 :

                " Đại Thánh, Đại nguyện, Đại Tạo Đại Bi " .

 

        Thánh ca :

                " Đức Thánh rộng thệ nguyền ơn lớn ,

                 Ân tạo Trời bí ẩn bí quan " .

 

        Dẫn giải : Đại Thánh mở rộng thênh thang, Đại nguyện bao la đại ái, Đại bi hỉ xả vô cùng, Đức Thánh tạo hóa thế giới đại đồng, phụng sự muôn loài là nghĩa vụ lớn, Đấng Tạo hóa vẫn trong âm thầm xây dựng và bồi đắp sự hiện hữu .

 

 

         Chú niệm 20 :  " Huyền Khung Cao Thượng Đế ,

                        Ngọc Hoàng tích phước hựu tội .

                        Đại Thiên Tôn " .

 

        Thánh ca :

                " Thượng Thiên trên cái khung đen ,

                 Ngọc Hoàng xá tội ban ơi cầm quyền " .

 

        Dẫn giải : Vồm Trời cao ṿi vọi thâm thẩm có Đức Ngọc Hoàng cầm quyền cứu rỗi ban phước và xá tội cho cả vạn vật muôn loài .       

 Đấng là kho tàng Đức tin rộng lớn chứa phước lành ân ban cho nhơn sanh đồng cộng hưởng và Đấng lập ra phép Hựu Tội bao dung .       

Đấng Ngọc Hoàng là Đại Thiên Tôn mới có uy linh ân ban tứ phước cho nhơn sanh .

 

         Sách Âu học c̣n luận về Huyền Khung :

        " Huyền khung bỉ thương tắc xưng Thượng Đế ".

         Huyền khung thửa sanh đều xưng là Thượng Đế. Đức Ngọc Hoàng ban phước tha tội là vị Đại Thiên Tôn, ngày thửa sanh ấy Trời che phủ khắp cả thế giới không c̣n chi trên cả nên mới gọi là [ Cao Thượng Đế Đại Thiên Tôn ] .

         Ngọc Hoàng khai mở ḍng Đạo từ phương đông biến hiện hữu thể ḥa nhập Phương Tây ứng dụng phù hợp phong hóa thế gian, nhưng trên thực tế ḍng Đạo vẫn là nguyên thủy. Ngày nay sự giao lưu, suy nghĩ của loài người tuy có gần nhau nhờ lư luận, Khoa học, văn hóa, ngôn ngữ, cách nh́n và cảm nhận, nhưng vẫn trong sự giới hạng v́ tính năng của con người chưa vượt qua tầm háo sinh của Đấng Tối Thượng .

 

         Chú niệm :

         " Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát " [15] .

 

        Đêm 15 tháng 02 Đinh Hợi [ 1947 ] Đức Ngự Mă Thiên Quân [ Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ] truyền dạy rằng :

 

        " Thánh ư của Đức Chí Tôn khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi phục nhứt là muốn dung ḥa tâm lư toàn cả con cái của

 Người để cứu văn trọn 92 ức nguyên nhân, v́ thể mà bị sa nơi đây. CHÍ TÔN đă đại từ đại bi chỉ rơ căn nguyên và ban ơn cho ta, dạy dỗ cho ta để đoạt ngôi vị là phải trau luyện Tinh hiệp với Khí, Tinh Khí huờn Thần, là cơ huyền bí để mà đắc đạo vậy ..... " .

 

        Đêm 15 tháng 03 năm Đinh Hợi [ 1947 ] Đức Hộ Pháp Truyền Bí Pháp dạy rằng :

        " Chúng ta thấy Đại Từ Phụ lấy ba Tôn giáo: Nho, Thích, Đạo làm cơ quan duy nhứt, dầu về phần Thiêng Liêng hay hữu h́nh cũng vậy để làm bí mật chơn truyền d́u dắt linh hồn và thi hài của chúng ta và là một phương pháp đoạt kiếp giải thoát linh hồn. Nho lấy Nhơn nghĩa làm căn bản, Đạo lấy công chánh làm căn bản. Thích lấy bác ái từ bi làm căn bản. Ba triết lư ấy hiệp lại vừa lo phần đời và phần Đạo, xác hồn chúng ta đi đến tận con đường mà Đức Chí Tôn đúng chờ đợi các con cái hiệp một cùng Người ... " .

 

        Dẫn giải : Chí tâm thành kỉnh hướng vọng khấn nguyện trước Đức Chí Tôn, ḷng thành tín ngưỡng Đấng toàn năng cao cả tuyệt đối, Tiên Ông Giáo chủ Phật, Tiên, Thánh, Thần bởi đức trọng cứu rỗi vạn vật muôn loài đồng chứng quả .

        Thượng Đế thương yêu Nhơn loại, lấy thân hạ ḿnh vào bậc thấp hèn như Tiên Ông chứng quả và lấy Hồng danh Cao Đài lập thành chế độ công b́nh, Đạo vị nhân sinh .

        Theo chú niệm trên : Đức Cao Đài Tiên Ông đề ra mục đích và tôn chỉ rất rơ, qui Tam Giáo và hiệp Ngũ Chi thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và đích thân NGƯỜI làm Giáo Chủ Thiêng Liêng .

 

 

        [15] - Ba lạy hướng về Đức Chí Tôn như sau :

        [ Mỗi lạy 4 gật X 3 lạy = 12 gật ] nhớ mỗi lạy phải chú niệm : " Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát " .

 

 

                            THÍCH GIÁO

              Nhiên Đăng Cổ Phật Chí Tâm Qui Mạng Lễ

                        [ Giọng Nam Xuân ]

 

        " Hỗn độn Tôn Sư ,

        Càn Khôn Chủ Tể .

        Qui Thế giái ư nhất khí chi trung ,

        -c trần huờn ư song thủ chi nội .

        Huệ đăng bất diệt ,

        Chiếu Tam thập lục thiên, chi quang minh .

        Đạo pháp trường lưu ,

        Khai cửu thập nhị Tào chi mê muội .

        Đạo cao vô cực ,

        Giáo xiển hư linh .

        Thổ khí thành hồng ,

        Nhi nhứt trụ xang thiên .

        Hóa kiếm thành xích ,

        Nhi tam phân thác địa .

        Công tham Thái cực ,

        Phá nhứt khiếu chi huyền quang .

        Tánh hiệp vô vi ,

        Thống tam tài chi bí chỉ .

        Đa thi huệ trạch ,

        Vô lượng độ nhơn .

        Đại bi Đại nguyện ,

        Đại Thánh Đại Từ .

        Tiên Thiên chánh Đạo ,

        Nhiên Đăng Cổ Phật .

        Vô vi xiển giáo Thiên Tôn " .

 

        Niệm :  Nam mô Nhiên Đăng Cổ Phật Đại Bồ Tát Ma Ha Tát .

 

 

        Chú niệm 1 :

                " Hỗn độn Tôn Sư,

                 Càn Khôn Chủ Tể " .

 

        Thánh ca :

                " Ngôi Tôn sư sanh từ vô thỉ ,

                 Chủ Càn khôn nhiếp lư âm dương ".

 

        Dẫn giải : Vũ trụ ở vào thời kỳ mù mù mịt mịt, minh minh, mông mông chưa có trật tự. Th́ Khí Hư Vô là Đức Nhiên Đăng nguyên Tôn sư sanh thời hồng hoang trống rỗng gọi thời hỗn độn, NGƯỜI vâng lịnh Trời làm Chủ tể một cảnh Càn Khôn, Ngài đem bản thể Đạo Hư Vô, vạch ra mục đích sống cho Đời biết Đạo, Đạo hữu thể từ thời Vô Cực, Hỗn Nguơn .

        Ngài là một Đấng

Thầy trong đời hỗn độn, Người đến khi Trời Đất đă phân ngôi, Đạo thành từ Âm Dương do khí Hư vô biến hóa và Ngài cằm quyền ba ngàn thế giới qui thành một mối khí Hư Vô, bởi vậy Đấng là Càn Khôn Chủ Tể .

        Ngôi Tôn Sư là bậc THẦY của muôn loài, NGƯỜI sinh ra từ khi trống không cho đến ngày thành tựu làm Chủ Càn khôn thế giới và vận chuyển Âm Dương hóa sinh, khi mọi loài hóa sinh hoàn chỉnh Đức Tôn Sư [ Thượng Đế ] mới lập ra phương cứu độ Từ Bi trước tiên, để dạy sự lành và truyền lưu đời đời, c̣n gọi là Phật Giáo nguyên thủy .

 

 

         Chú niệm 2 :

                " Qui thế giái ư nhứt khí chi trung

                  -c trần huờn ư song thủ chi nội " .

 

        Thánh ca : Cả thế giới qui vào một mối ,

                 Khắp hồng trần nắm chặc trong tay ".

 

        Dẫn giải : Đấng gom thâu tất cả mọi sự sống lập thành ba ngàn thế giới [ 3.000 ] và nắm tất cả cơi trần hoàn, vạn vật, muôn loài vào tay .     

  " -c trần huờn " là trung tâm của thất thập nhị địa cầu [ 72 ], tọa lạc ở cơi hậu thiên, nhờ mạch sống môi sinh của Âm Dương mà được chi phối hợp điều ḥa, dưới sự che chở bởi Khí Hư Vô .

 

 

         Chú niệm 3 :

                " Huệ đăng bất diệt ,

                  Chiếu Tam thập lục Thiên, chi quang minh " .

 

 

        Thánh ca :

                " Đèn trí tuệ cháy hoài không tắt ,

                 Vẫn sáng soi ba sáu [ 36 ] cơi Trời " .

 

        Dẫn giải : Đèn Phật vẫn cháy sáng rực rỡ không tắt, không lu, luôn luôn chiếu rọi hướng vào ba mươi sáu cơi Trời .        Khối Đại Linh Quang là Đèn Phật được thắp sáng và cháy măi

 soi rọi vào miền vô tận, Huệ đăng đă thắp sáng 36 cơi Trời, huyền diệu .

 

        Ngày nay chân lư trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bao quát và trải rộng tính ư niệm Thần học của đăng [ đèn ] như đèn Trời hệ trọng .

        - Thiên đăng thắp lên từ Trời hóa sinh .

        - Nhiên đăng thắp lên từ Đại Đạo linh hồn bất diệt .

        - Thái cực đăng thắp lên từ Thiên bàn trí năo .

        - Vô cực đăng thắp lên từ Tâm linh Bát Nhă .

 

         Chú niệm 4 :

                " Đạo pháp trường lưu ,

                  Khai cửu thập nhị Tào chi mê muội "

 

        Thánh ca :

                " Đạo pháp như nước chảy cuộn ḍng ,

                 Khai khiếu các nguyên nhân hắc ám " .

 

        Dẫn giải : Mạch Đạo pháp thông suốt như ḍng nước vẫn chảy liên tục an lành và ẩn hiện tùy hoàn cảnh cứu độ cho chín mươi hai ức [ 92 ] Thiên Tước [ linh căn ] xuống cơi thế nhưng c̣n đương mê muội chưa tĩnh giấc .      

 Người tu thực hiện Đạo tánh không khó nhưng đến tŕnh độ kiến tánh nào phải dễ. Kiến tánh thành tựu nhờ thời gian khai thông mọi bế tắc của ḍng đời, khi ấy ngộ tính rực sáng, mọi linh hóa sẽ quán triệt tự thành

 Bát Nhă .

 

        Đến thời kỳ Khải mở Phổ Độ. Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu lập thế hóa

 sinh trần gian cho 96 ức nguyên nhân [ vạn vật muôn loài ] nhập thế và phân

 chia thứ cấp hóa linh, học Đạo tu dưỡng tánh và bảo tồn linh căn để có ngày

 về quê xưa ngôi cũ [ Thiên Đàng ] .

 

         Khải mở Phổ Độ có ba thời kỳ như sau :

 

        - Nhứt Kỳ Phổ Độ : Có 2 ức nguyên nhân đắc thành Đạo trở

                           về cơi Thiên Đàn .

 

        - Nhị Kỳ Phổ Độ : Có thêm 2 ức nguyên nhân đắc thành

                          chánh quả trở về cội xưa ngôi cũ .

 

-         Tam Kỳ Phổ Độ : 24/12/1925 đích thân Đức Chí Tôn ra thân độ rỗi 92 ức nguyên nhân c̣n lại đang bị đọa lạc nơi sông mê trần khổ .      

-          Từ đây 92 ức nguyên nhân muốn về cội xưa ngôi cũ phải đem hết ḷng dưỡng tánh học Đạo thắng khổ và thật sự muốn chia tay cảnh sông mê, để vào trường thi Đại Hội Long Hoa do Đức Phật Di Lặc độ rỗi không bỏ một nguyên nhân nào .

 

         Chú niệm 5 :

                " Đạo cao vô cực ,

                  Giáo xiển hư linh " .

 

        Thánh ca : " Đạo vốn gọi thậm thâm diệu pháp ,

                 Giáo lư truyền nhờ cái thông linh " .

 

        Dẫn giải : Đạo cao thâm vô cùng tận, Ngài lập Đạo Phật dạy chúng sanh Hư Vô [ trống không ] diệu Pháp .

        Đại Đạo từ nguyên thủy của không ra có và hóa sinh vạn vật muôn loài từ thấp nhứt đến tầng cao độ vô lường, truyền dạy cái Hư không chi khí, đến khắp cùng cơi hằng sống và lưu truyền muôn kiếp vẫn một Đấng Đức Tin .      

 Đạo vốn linh diệu Thể Pháp, Bí Pháp là nền tảng vững bền của Đạo tạo Đời và nhờ lời truyền giảng quư Đấng khai khiếu tinh thông Thần học mở ra cho nhân loại những nhận diện vi diệu hiện hữu khắp cùng, không c̣n trong ẩn diệu như thời hồng hoang .

         Đức Chí Tôn truyền giảng trên tám vạn bốn ngàn pháp môn khác nhau nhưng tất cả vẫn một con đường Đạo thắng khổ, nhiều pháp môn như thể để tạo môi trường cấy sinh cho thích hợp từng căn cơ, nếu nhơn sanh thiếu vắng căn cơ Tâm Phật sẽ bị rơi ngoài khoảng cách quán chiếu pháp môn, tâm hồn trở nên bơ vơ lạc lối vào đường trần khổ và tiếp tục gánh cảnh luân hồi .

 

 

         Chú niệm 6 :

                " Thổ khí thành hồng ,

                  Nhi nhứt trụ xang thiên " .

 

        Thánh ca :

                " Vận tam muội phúng nên hồng ,

                 Ly trung hiệp nhứt, điều khôn nên Càn " .

 

        Dẫn giải : Nguyên khí đức hồng danh Thượng Đế bay ra hóa dựng thành nền tảng một cây cột chống vững bầu Trới, và " Nhứt trụ xang thiên " một tiếng ầm vang hoá thành trụ chống đỡ bầu Trời, như vi diệu của đường xương sinh sống là một trong những kiến trúc tạo ra thân thể vạn vật muôn loài .

        Vận dụng tư tưởng vào chánh Đạo [ tam muội ] lập pháp thiền định để hoá đổi từ quẻ Càn thành Khảm Ly hiệp nhứt tính mạng sống sau khi luận lư khí hậu thiên thành tựu. Muốn đạt đến thiền định phải bảo trọng Đạo nguyên căn và hợp nhứt hoán đổi từ Ly nên Càn .

 

         Chú niệm 7 :

                " Hóa kiếm thành xích ,

                  Nhi tam phân thác địa " .

 

        Thánh ca :

                " Kim khí luyện tây viên đến mực ,

                 Dưới đơn điền chiếc Khảm nên Khôn " .

 

        Dẫn giải : Hóa gươm làm nên thước, mà lấy ba phân đở vững giềng đất không rúng động, đó là Đạo pháp vô biên .

        Bửu kiếm biến thành cây thước, phâm ba đoạn lập thành địa giới, dù cho kim khí tu luyện đến mức cũng đắc thành, muốn đắc thành phải có Phương Châm Luyện Kỷ [ truyền Pháp của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ] khởi động đơn điền hoá Khảm nên Khôn [ thuật ngữ ] .

 

 

         Chú niệm 8 :

                " Công tham Thái Cực ,

                  Phá nhứt khiếu chi huyền quang " .

 

        Thánh ca :

                " Công đức Phật sánh ngôi Thái Cực ,

                 Phá khiếu linh đặng một mới mầu " .

 

        Dẫn giải : Đức Nhiên Đăng khi mở Đạo Phật công đức ấy sánh như Ngôi Thái Cực, Người lập giáo nuôi dưỡng, giáo hóa quần linh và kiến tạo thế giới thăng hoa, Đức Thái Cực ca ngợi công đức nầy nhứt là đem cái diệu huyền truyền loan và đem ánh sáng quang minh đến cho muôn loài, công đức nầy được trọng như Đấng háo sanh. Mỗi khi nhơn sanh mở được cửa Thiên Nhăn là đắc thành Đạo, bởi đây là ánh sáng mầu nhiệm của Pháp Đáp, như Trời sinh khiếu linh Thái Cực và Đất sống loài người sinh khiếu linh Huyền Quang .

 

         Chú niệm 9 :

                " Tánh hiệp vô vi ,

                  Thống Tam Tài chi bí chỉ " .

 

        Thánh ca :

                " Tánh ḥa với Thể Thiêng Liêng ,

                 Thiên, Địa, Nhơn gồm một mối cao siêu " .

 

        Dẫn giải : Thiên tánh hiệp Vô Vi " Thái Cực Hư Vô " tóm hết Trời, Đất, Người là ư mầu nhiệm của Tam tài, tất thảy đều qui về một mối .       

Trời ban cho loài người Thiên tánh hiệp vô vi và trong thân sống có Tam tài của phần Trời, Đất và Người. Khi nhân loại đạt được Thể Pháp và Bí Pháp sẽ làm chủ được linh thể tự tại như Trời .

 

 

         Chú niệm 10 :

                " Đa thi huệ trạch ,

                  Vô lượng độ nhơn " .

 

        Thánh ca :

                " Nhơn sanh nhuần gội ân dày ,

                 Hằng hà người đồng vượt khỏi bến mê " .

 

        Dẫn giải : Đức Nhiên Đăng ban ân lành, như Trời mưa gội nhuần độ rỗi nhân sanh, công đức vô bề bến không biết đâu mà đo lường, ân đức ấy không sử sách nào ghi chép, Người xuất hiện đă nhiều kiếp vẫn một vô lượng cứu nhơn sanh ra khỏi bến mê .

 

 

         Chú niệm 11 :

                " Đại bi đại nguyện ,

                  Đại Thánh Đại Từ " .

 

        Thánh ca :

                " Bi quan, bi mẫn ... thệ nguyền ,

                 Đức Thánh sáng chói, đức Nhơn rộng dày " .

 

        Dẫn giải : Đức Nhiên Đăng Cổ Phật lấy sự thương yêu vô tận để đăi ngộ ân cần với chúng sanh, thánh đức của NGƯỜI rực rỡ, đức nhơn th́ từ bi mênh mông, đại nguyện của NGƯỜI phụng sự chúng sanh về cơi linh diệu .    

   - Sách có câu : " Phật ái chúng sanh, như Mẫu ái từ ". Phật thương chúng sanh như Mẹ thương con .

 

 

         Chú niệm 12 :

                       " Tiên Thiên Chánh Đạo ,

                       Nhiên Đăng Cổ Phật .

                       Vô Vi Xiển giáo Thiên Tôn " .

 

        Thánh ca :

                " Nên Đạo vốn từ nơi Nhứt Khí ,

                 Cổ Phật Nhiên Đăng tạo tuyệt mầu .

                 Dạy Đạo ấn chứng vô vi ,

                 Tổ sư Xiển giáo thiệt v́ Thiên Tôn " .

 

        Dẫn giải : Đức Nhiên Đăng lập ra Đạo Phật truyền bá Tiên Thiên Chánh Đạo vô vi biến hữu vi, hoá không âm thanh sắc tướng, NGƯỜI là vị Phật tối cổ hồng danh Nhiên Đăng là ngọn đèn Trời Chân lư và Đạo hiệu " Xiển giáo Thiên Tôn " là truyền giảng chân lư Đạo uyên nguyên vô cùng tận .      

 Đấng là vốn từ Nhứt Khí sinh ra [ Thượng Đế ], chính là cội nguồn của hoá sinh vạn vật và muôn loài .

 

        Chú Niệm : " Nam mô Nhiên Đăng Cổ Phật Đại Bồ Tát Ma Ha Tát " [16]

 

        Dẫn giải : Đức Thượng Đế tá danh Nhiên Đăng Cổ Phật [ Đèn Trời Chân Lư uyên nguyên ] .

 

 

        [16] - Khi lạy hướng về Đức Chí Tôn. Mỗi lạy 3 gật X 3 lạy = 9 gật và mỗi lạy niệm : " Nam mô Nhiên Đăng Cổ Phật Đại Bồ Tát Ma Ha Tát " .

 

 

 

                            TIÊN GIÁO

                 Thái Thượng Chí Tâm Qui Mạng Lễ

                         [ Giọng Nam Xuân ]

 

        Tiên Thiên khí hóa ,

        Thái Thượng Đạo Quân .

        Thánh bất khả tri ,

        Công bất khả nghị .

        Vô vi Thái cực chi tiền ,

        Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng .

        Đạo cao nhứt khí ,

        Diệu hóa Tam Thanh .

        Đức hoán hư linh ,

        Pháp siêu quần Thánh .

        Nhị ngoạt thập ngũ ,

        Phân tánh giáng sanh .

        Nhứt thân ức vạn .

        Diệu huyền thần biến ,

        Tử khí đông lai .

        Quảng truyền đạo đức ,

        Lưu sa tây độ .

        Pháp hóa tướng tông ,

        Sản Tất Viên, Phương Sóc chi bối .

        Đơn tích duy mang ,

        Khai Thiên Địa nhơn vật chi tiên .

        Đạo kinh hạo kiếp ,

        Càn khôn hoát vận .

        Nhựt nguyệt chi quang ,

        Đạo pháp bao la .

        Cửu hoàng tỉ tổ ,

        Đại Thiên Thế giái .

        Dương tụng từ ân ,

        Vĩnh kiếp quần sanh .

        Ngưỡng kỳ huệ đức ,

        Đại Thần Đại Thánh .

        Chí cực chí tôn ,

        Tiên Thiên chánh nhứt .

        Thái Thượng Đạo Quân ,

        Chưởng Giáo Thiên Tôn .

 

        Niệm :  Nam mô Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn  .

 

 

            Chú niệm 1 :

                " Tiên thiên khí hóa ,

                  Thái Thượng Đạo Quân " .

 

        Thánh ca :             

 " Từ vô thỉ đă sinh Thái Thượng ,

                 Vốn thật là một khí Thinh thanh " .

 

        Dẫn giải : Ngôi Tiên Thiên hóa sinh khí Thái Hư, nguơn tụ ra khối nguyên khí Đức Thái Thượng Đạo Quân và khai lập Tiên giáo .        

Đấng đă hóa thành nhiều kiếp đeo đuổi sự nghiệp độ rỗi chúng sanh, bởi thế người đời gọi là Đấng Ngũ Lăo .

 

 

            Chú niệm 2 :

                " Thánh bất khả tri ,

                  Công bất khả nghị " .

 

        Thánh ca :

                " Đức Thánh khó gẫm khó suy ,

                 Công cao khó tưởng, tài cao khó b́ " .

 

        Dẫn giải : Thánh đức của NGƯỜI vô cùng tận, không thể đong lường biết trước được, bởi công đức cao dày ấy chẳng thể nào nghị luận và ghi chép ra đặng, sự nghiệp Đạo đức của Đấng cao ṿi vọi và quyền năng vượt ra ngoài trí lự của loài người, bởi thế mới có câu " Thánh bất khả tri " .

 

 

             Chú niệm 3 :

                " Vô vi cư Thái Cực chi tiền ,

                  Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng " .

 

        Thánh ca :

                 " Từ vô thỉ Đạo không h́nh tướng ,

                 Đến Hậu Thiên siêu việt tuyệt mầu " .

 

        Dẫn giải : Đạo nguyên từ Vô vi trước Ngôi Thái Cực, khi Trời đất chưa phân và đến lúc Trời đất mở rộng th́ vô vi có trước, gọi là đời Hữu Thỉ [ có trước ] hóa sinh Đức Thái Thượng là Đấng bề trên của quư Đấng Thiêng Liêng Phật, Tiên, Thánh, Thần, Nhơn và tiếp nối Hậu Thiên biến hoá sự sống .

 

             Chú niệm 4 :

                " Đạo cao nhứt khí ,

                  Diệu hóa Tam Thanh " .

 

        Thánh ca :

                " Cao nhờ ngươn khí tinh anh ,

                 Chơn Thần trong sạch hóa h́nh Tam Thanh  " .

 

        Dẫn giải : Một Khí Đạo vượt ra ngoài không gian cao rộng, rực rỡ cả bầu Trời Đầt, Thiêng Liêng công bố phép huyền diệu từ nay biến hóa Tam Thanh, Tam giáo và Tam sắc .

           - Tam Thanh : Thái Thanh, Thượng Thanh, Ngọc Thanh .

           - Tam Giáo : Phật giáo, Tiên Giáo, Nho Giáo .

           - Tam Sắc : Vàng, Xanh, Đỏ .

 

        Đạo của Đức Chí Tôn từ Nhứt Khí biến hóa ra Tam Thanh, Tam Giáo và Tam sắc trong hệ thống hành chánh Cửu Trùng Đài, Chức sắc ba phái tương ứng đồng quyền, đồng phẩm trên một cấp và Họ Thánh đời nay được lưu truyền măi măi cho đến khi có Giáo Tông tiếp nối mới thay đổi Họ Thánh mới, riêng về Phái Nữ chỉ có một Họ Thánh là Hương [ Thánh Ngôn ] .

 

        Ví du : Một gia tộc đời có Họ là Gustave, tên là Meillon lập gia

 thất sinh con có cháu, đương nhiên lập tờ khai sinh lấy Họ gia tộc là Gustave để lưu truyền Họ gia tộc đời đời, c̣n đặt tên riêng cho mỗi cá nhân th́ tùy theo ư nghĩa đẹp của nó .

        Sau đó ông Gustave Meillon theo Đạo Cao Đài, có đủ công phu đạo đức và công nghiệp Đạo phi thường, được ân phong phẩm Lễ sanh phái Thượng như vậy từ đây mang Họ Thánh là Thượng Meillon Thanh và được lưu truyền trong gia tộc đời đời. Nếu ngày sau trong gia tộc nầy có người cầu phong đương nhiên được truyền lưu Họ Thánh là Thượng. Bởi thế trong nền Đạo Cao Đài mới có ba Họ Thánh [ Thái, Thượng và Ngọc ] là vậy .

 

             Chú niệm 5 :

                " Đức hoán hư linh ,

                  Pháp siêu quần thánh " .

 

        Thánh ca :

                " Đức trọng bởi Hư vô linh nghiệm ,

                 Đạo cao vời trên các nhánh chi " .

 

        Dẫn giải : Đạo đức của Đấng sáng hơn cả Thần linh, Đạo pháp vô tận hơn cả Tiên Thánh, Đạo gốc Pháp cao siêu vời vợi trên mọi nhánh Chi. Có tất cả năm [ 5 ] Nhánh chi là : Phật Đạo, Tiên Đạo, Thánh Đạo, Thần Đạo, Nhơn Đạo. Đấng đức trọng bởi hư vô linh nghiệm tức là Chúa của Thánh thiện, Bồ tát Giác ngộ, Cứu rỗi và Giải thoát .

 

 

             Chú niệm 6 :

                " Nhị ngoạt thập ngũ ,

                  Phân tánh giáng sanh  " .

 

        Thánh ca :

                " Tháng hai ngày vọng nhà Thương ,

                 Vô Cực Chơn Thánh phân thân giáng trần " .

 

        Dẫn giải : Năm thứ năm mươi hai, đời nhà Thương, nhằm ngày rằm tháng hai [ Nhị ngoạt thập ngũ ], Đấng phân tánh giáng sanh thân phàm là Đức Thái Thượng để phổ độ chúng sanh bởi thời nầy thường loạn lạc, nhơn sanh khốn khó vô cùng, NGƯỜI hướng dẫn Vua trị v́ và dạy Dân biết Đạo .

 

 

            Chú niệm 7 :

                " Nhứt thân ức vạn ,

                  Diệu huyền thần biến  " .

 

        Thánh ca :

                " Một thân biến thiên h́nh vạn trạng ,

                 Một Chơn linh diệu hóa Thần Tiên " .

 

        Dẫn giải : Một ḿnh mà hóa sinh muôn ức vạn linh, NGƯỜI lấy phép huyền diệu như Thần biến hóa khôn thiên .

        - Sách sử Đạo chép rằng :

        " Đời nào cũng có Đức Thái Thượng giáng sanh như :

        Đời vua Huỳnh Đế có hiệu là Quảng Thánh Từ, đời vua Văn Đế có hiệu là Nhiếp Ấp Tử làm quan Trụ Hạ Sử, đời vua Khương Vương có hiệu là Quách Thúc Tử và đầu đời Hớn có hiệu là Huỳnh Thạch Công, v́ Đấng sinh do phép biến hóa vô cùng " .

 

            Chú niệm 8 :

                " Tử khí đông lai,

                  Quảng truyền Đạo Đức " .

 

        Thánh ca :

                " Tường vân bổng hiện phiá Đông ,

                 Truyền kinh đạo đức giốc ḷng độ nhân " .

 

        Dẫn giải : Lằng khí đỏ từ hướng Đông bay ra loan truyền Kinh Đạo đức .

        - Sách sử Đạo chép rằng : " Ông Doăn Hi làm quan Lịnh Doăn bên ải Hàm Cốc biết xem mây gióng khí. Ngày kia trông thấy một ṿng ngút đỏ tía từ hướng Đông bay đến biết rằng có v́ Thánh nhơn đến Ải, liền nghiêm chỉnh áo măo ra cửa mà tiếp rước. Chẳng bao lâu có Đức Lăo Tử cỡi Thanh ngưu bay đến, Ông liền vội vàng tiếp rước vào Ải đàm luận phép huyền diệu và được Đức Lăo Tử truyền giảng Đạo Đức Kinh hơn năm ngàn lời dư " .

 

 

            Chú niệm 9 :

                " Lưu sa tây độ ,

                  Pháp hóa tướng tông " .

 

        Thánh ca :

                " Thoạt qua tới phía Tây miền cát ,

                 Pháp Vô vi bỗng hóa Tướng tông " .

 

        Dẫn giải : Đấng ở phía Tây độ rỗi nhơn sanh Trung Hoa rồi đi đến miền đất Lưu sa [ Cát chạy miền sa mạc Tây Á ], Đấng cũng lấy phép huyền diệu hóa ra Tướng tông ông Huyền Nguyên, đến đâu Ngài cũng lấy Kinh Sám trong tâm giảng Đạo độ đời, Đấng c̣n để lại cho muôn đời dấu ấn Lăo Tử Đông Phương Giáo Chủ .

 

            Chú niệm 10 :

                " Sản Tất Viên, Phương sóc chi bối ,

                  Đơn tích duy mang " .

 

        Thánh ca :

                " Trang Châu Phương Sóc sanh ra ,

                Cũng đồng quan niệm với thời Lạc Quân " .

 

        Dẫn giải : Ngài Trang Tử sinh tại Trang Châu 298 qui tiên 369 trước Tây lịch. Người làm quan ở vườn Tất Viên nên người đời gọi là ông Tất Viên. Người truyền giảng giáo lư căn bản " Chí nhơn vô kỷ, Thần nhơn vô công, Thánh nhơn vô danh ".

        Ngài Trang Tử hoá thân Đông Phương Sóc cùng thời bởi phép kim đơn huyền diệu, sinh thời Ngài Đông Phương Sóc rất thông minh tu tại gia chứng quả nhờ phép thần thông [ Lá Đào Ẩn Thân ] .

 

 

            Chú niệm 11 :

                " Khai Thiên Địa nhơn vật chi tiên ,

                  Đạo kinh hạo kiếp " .

 

        Thánh ca :

                " Luyện đơn chỉ máy trường sinh ,

                 Đạo trước Trời đất Nhơn sanh mới mầu " .

 

        Dẫn giải : Đạo mở trước Trời đất, hoá sinh người rồi đến muôn loài, Đạo trải rộng lưu truyền măi măi để hóa độ vạn linh .        Đạo trường sinh nhờ có phép Kim đơn cao trọng như là vị tổ của máy hóa sinh vạn vật muôn loài, [ Kim đơn là sự bền bỉ, sáng suốt ] .

 

 

            Chú niệm 12 :

                " Càn Khôn hoát vận ,

                  Nhựt nguyệt chi quang " .

 

        Thánh ca :

                " Càn Khôn chốt máy cao sâu ,

                 Âm Dương Nhựt Nguyệt thạnh suy tuần huờn " .

 

        Dẫn giải : Đạo Trời xây vần lập thế vô tận, dụng mặt Nhựt mặt Nguyệt đem ánh sáng soi rọi hóa sinh dưỡng dục khắp cùng, một máy Trời vận hành chuyển động không phát âm thanh và cũng không ngừng nghĩ .       

Quư Đấng đắc quả thành Đạo nhờ dụng thuật ngữ " Nhựt nguyệt chi quang " luyện Đạo trên căn bản của Thể Pháp và Bí Pháp, bởi đây là một biệt truyền bất lập thành văn .

 

 

            Chú niệm 13 :

                " Đạo pháp bao la ,

                  Cửu hoàng tỉ tổ " .

 

        Thánh ca :

                " Đạo pháp bao gồm Cửu tổ " .

 

        Dẫn giải : Đạo pháp trên vồm Trời bao la và truyền ra măi măi không ngừng, ở miền Tỉ tổ vô tận có Đấng Cửu Hoàng đang ngự triều điều khiển Đại Đạo của Càn khôn vũ trụ và NGƯỜI dạy bảo, sai khiến cả Cửu tổ của vạn vật muôn loài .

        Sách Dương Tử có nói : " Con người khi ở trong bụng mẹ, lúc Khí tượng h́nh th́ có tỉ là nơi chuẩn bị để hấp thụ bên ngoài thiên nhiên trước nhứt, cho nên gọi là ông tỉ tổ ". Tỉ là mũi .

 

           Chú niệm 14 :

                " Đại Thiên thế giái ,

                  Dương tụng từ ân " .

 

        Thánh ca :

                " Cơi Đại Thiên ca tụng ân lành " .

 

        Dẫn giải : Vũ trụ nầy c̣n gọi là Đại Thiên Thế giới, gồm có Tam Thiên : Thượng thiên, Trung thiên và Địa thiên. Ngoài ra c̣n có ba cơi Thượng giới, Trung giới và Hạ giới .

        Khi Đức Thái Thượng Đạo Quân hữu thể vào thời dương th́ lời ca tụng ân lành được trỗi lên khắp cơi Đại Thiên .

 

             Chú niệm 15 :

                " Vĩnh kiếp quần sanh ,

                  Ngưỡng kỳ huệ đức " .

 

        Thánh ca :

                " Hồng trần cứu vớt độ người, chúng sanh " .

 

        Dẫn giải : Trời cao thấu suốt Nhơn sanh muôn kiếp, nhơn sanh cũng đồng ngưỡng vọng cầu xin Đấng bao dung ban truyền huệ đức để khởi đầu ra bể khổ và dứt chung cuộc hồng trần về ngôi cũ b́nh an. Quần sanh nhờ ân đức lớn v́ Đấng quyền năng cứu rỗi muôn loài .

 

            Chú niệm 16 :

                " Đại thần đại thánh ,

                  Chí cực Chí tôn " .

 

        Thánh ca :

                " Thấu then Chí cực, Thần thành Kim Thân " .

 

        Dẫn giải : Đại chơn linh tối thượng, Đại Thánh mầu nhiệm và toàn thiện. Đấng là Thượng Đế hóa thân, cho nên Đức Thái Thượng Đạo Quân tôn vinh Thái Cực Chí Tôn.

        Đấng truyền giảng giáo lư Đại đức, Đại tri, Đại ái, Đại lượng và Đại hùng. Đề cao tinh thần phổ độ và giáo hóa chúng sanh .

 

 

            Chú niệm 17 :

                        " Tiên Thiên chánh nhứt ,

                          Thái Thượng Đạo Quân .

                          Chưởng Giáo Thiên Tôn " .

 

        Thánh ca :

                " Nền Đạo mở từ khi Nhứt Khí ,

                 Chức Thiên Tôn chấp chưởng Thần Tiên " .

 

        Dẫn giải : Đấng là Vương Tôn hiệu Tiên Thiên Chánh Nhứt . Đạo Giáo gọi là Thủ Nhứt, Thích giáo goị là Qui Nhứt, Nho giáo gọi là Oai Nhứt. Cho nên Đức Thái Thượng Đạo Quân chưởng quản Đạo giáo Thiên Tôn và Đấng là sự hiện thể của vạn loại muôn đời, Đấng Thái Thượng Đạo Quân là Vua Trời quyền năng thâm thẩm, nắm tất cả nguyên lư tạo lập vũ trụ và hóa sinh

 vạn vật muôn loài .

 

        Đức Chí Tôn dạy rằng :

        " Nhiên Đăng Cổ Phật thị Ngă ,

        Thái Thượng Nguơn Thỉ thị Ngă .

        Thích Ca Mâu Ni thị Ngă ,

        Kiêm viết Cao Đài " .

 

        Thiên thơ truyền rằng : " Duy tinh Duy nhứt ", Vũ trụ nầy chỉ có một Tôn giáo mà thôi, bởi thế Thượng Đế đă truyền rằng :

 

        " Thiên đắc nhứt dĩ Thanh ,

        Địa đắc nhứt dĩ Ninh .

        Nhơn đắc nhứt dĩ Thành " .

 

        Đến lúc Trời, Đất và Nhơn loại phải là một th́ sự minh tịnh mới thành .

 

         Niệm : " Nam mô Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn " .

 

        - 3 lạy. Mỗi lạy 3 gật X 3 lạy = 9 gật, mỗi lạy niệm : Nam mô Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn " .

 

 

 

                                NHO GIÁO

                     Khổng Thánh Chí Tâm Qui Mạng Lễ

                           [ Giọng Nam Xuân ]

 

        Quế hương nội điện ,

        Văn thỉ thượng cung .

        Cửu thập ngũ hồi ,

        Chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố .

        Bá thiên vạn hóa ,

        Bồi quế thọ ư âm chất chi điền .

        Tự lôi trữ bính linh ư phụng lănh ,

        Chí như ư từ, tường ư ngao trụ .

        Khai nhơn tâm tất bổn ư đốc thân chi hiếu ,

        Thọ quốc mạch tất tiên ư trí chúa chi trung .

        Ứng mộng bảo sanh, Thùy từ mẫn khổ ,

        Đại Nhơn, Đại Thánh, Đại Hiếu, Đại Từ .

        Thần văn, Thánh vơ, Hiếu đức trung nhơn ,

        Vương tân sách phụ .

        Nho Tông khai hóa ,

        Văn Tuyên Tư Lộc .

        Hoằng nhơn Đế Quân ,

        Trừng chơn chánh quang .

        Bửu Quang từ tế Thiên Tôn .

 

        Niệm : Nam mô Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn .

 

         Chú niệm 1 :

                " Quế hương nội điện ,

                  Văn thỉ thượng cung " .

 

        Thánh ca :

                " Đầu Quê hương mùi bay thơm ngát ,

                 Gốc vốn là trên cơi thượng Thiên " .

 

        Dẫn giải : Thượng Cung có nội điện là nơi Đức Văn Xương đang ở, có mùi quế hương thơm phức thoát ra, từ án thư và lam bào nhả ra mùi quế hương thanh cao để báo hiệu khởi truyền văn chương kinh sử. Mùi quế hương cao khiết ấy với những trang văn chương lời Thánh của Đức Khổng Tử .        Thượng cung có rất nhiều Tinh tú chỉ bổn mạng Thiêng Liêng và Quần linh, riêng ở vồm trời ấy có ngôi sao Thiên Trụ chính là nơi Đức Văn Xương ngự, chốn ấy là Thượng cung rực rỡ ban truyền lời Thánh .

 

         Chú niệm 2 :

                    " Cửu thập ngũ hồi ,

                      Chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố " .

 

        Thánh ca :

                " Chín lăm lần xuống xuống lên lên .

                 Gieo trái Đức, Văn chương, Nhơn nghĩa " .

 

        Dẫn giải : Đức Văn Xương xuất Thượng Cung để nhận luân hồi độ chúng, Người xuống trần đến chín mươi lăm [ 95 ] kiếp sinh, để phụng sự trần bằng phương tiện gieo trái lành và lập đức Thánh nơi vườn văn thơ .     

 Trong kinh điển Đạo Thánh ghi chép toàn lời thiện. Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, bởi thế Đạo Thánh lấy Kinh điển làm vườn gieo trái đức hạnh và lấy sự việc phúc lạc làm giống cấy sinh trái ngọt ngon, Người trồng tỉa và nâng niu đức hạnh như vật quí bấu để mai sau lưu truyền cho đời, bởi thế mới có Tâm điền, biết vun bồi cột quế thơm tho, để phụng sự quần linh đồng hưởng cái ân đức ấy .

        Đức Khổng Tử lập trung tâm hạnh đường làm cơ sở giáo dục lấy Văn hóa làm căn bản khai phóng dân trí .

 

          Chú niệm 3 :

                " Bá thiên vạn hóa ,

                  Bồi quế thọ ư âm chất chi điền " .

 

        Thánh ca :

                " Trăm lần phải sanh sanh hóa hóa ,

                 Vun quế ḥe, âm đức, tâm điền " .

 

        Dẫn giải : Trăm ngàn lần hóa thân cũng lấy đức âm chất để gieo vào ruộng [ Tâm Điền ], vun bồi cội quế nẫy sinh đời đời và ǵn giữ sự đồng hưởng cái không cùng của ruộng đất quế thơm tho ấy .     

  Người hiền nhân Đạo đức vun bồi cây quế như công quả gieo âm chất hay âm đức là làm việc lành trong âm thầm không cần ai biết, cây quế ấy tiêu biểu cho sự cao quư và nhân đức của con người .

 

 

          Chú niệm 4 :

                " Tự lôi trữ bính, linh ư phụng lănh " .

 

        Thánh ca :

                " Văn tự linh hơn sấm lôi ,

                 Linh hơn Linh Điểu mở thông Đạo người " .

 

        Dẫn giải : Tự tiếng sấm phát ra ánh sáng tạo cho môi trường

 t́m hiểu và lưu lại như :

        Văn tự lần thứ nhứt. Đời Thượng cổ văn tự được đặt ra và khởi

 đầu lối viết chữ bằng h́nh dung thắc gút nhớ việc trước sau .

 

         Văn thự lần thứ hai. Đời Vua Phục Hi có Long Mă phụ đồ, vua Phục Hi vạch ra Bát Quái Đồ chế ra văn tự .

 

        Văn thự lần thứ ba. Hoàng Đế Huỳnh Đức và Đức Thương Kiết trí tuệ thông minh, xem được bầu Trời và hiểu biết mọi vận hành của Thinh tú, dưới đất th́ khảo sát t́m dấu chim, chế thành văn tự chữ Nho. Khi văn tự hoàn chỉnh từ đó thiên hạ được mở mang cùng tấn hóa .

 

         Theo truyền sử viết : Văn tự chữ Nho hoàn chỉnh. Quỷ khóc bởi sợ ghi chép lời truyền giảng Đạo đức của Thiêng Liêng, loài người theo Chơn Đạo mà bỏ Tà Đạo và Tà Đạo rất sệ bị tận diệt .

         Đến khi Đức Khổng Phu Tử viết Kinh Xuân Thu và Hiếu Kinh thành tựu, Người hướng về ngôi Bắc Khuyết để qú lạy tỏ bày ư nghĩa thành tâm của ḿnh. Trời liền mưa liên tiếp ba ngày hiện hóa thành một ṿng cung rực rỡ từ Trời cao sa xuống 3 màu Vàng, Xanh, Đỏ viết thành chữ " Xuất Sách Cổ Tự " .

 

 

          Chú niệm 5 :

                " Chí như ư từ, tường ư ngao trụ " .

 

        Thánh ca :

                " Chí lành hiệp với ư lành ,

                Cự Ngao chở nổi núi non đức dày " .

 

        Dẫn giải : Đạo uyên thâm, lời chánh ư, tâm nguyện điều lành,

 hiền nhân là cột trụ của đất núi Ngao trụ ở biển Bội Hải nhờ loài rùa học đạo uyên thâm mà chống đỡ được bền vững quanh năm .

        Chí lành làm việc v́ lành th́ dù núi Ngao trụ muốn trôi cũng không được, bởi đức công dày hóa băng sơn đóng chốt nêm trụ .

 

        Theo truyền sử viết : " Ở phía Đông biển Bội hải có năm núi : Đại Dư, Viên Kiều, Phượng Hổ, Dinh Châu và Bồng Lai .

        Năm ḥn núi nầy là nơi các vị Thánh hiền thường trú ngụ, núi không chân thường trôi theo ḍng nước ṛng, các v́ Tiên Thánh thấy thế tâu lên Ngọc Đế và Người sai mười lăm con Cự Ngao [ Rùa thần ] đội năm ḥn núi ấy để vững lại không cho trôi nữa và phân làm ba phiên, mỗi phiên sáu muôn năm đổi một lần " .

 

 

          Chú niệm 6 :

                " Khai nhơn tâm tất bổn ,

                  Ư đốc thân chi hiếu " .

 

        Thánh ca :

                " Trau tâm gốc cội con người ,

                Hiếu thảo cha mẹ mới nên đạo người " .

 

        Dẫn giải : Mục đích Đạo nho khai mở rộng t́nh người và coi việc giáo hóa nhơn tâm làm trọng, dạy con người biết hướng thượng, thờ cha kính mẹ lấy hiếu làm gốc, sống v́ chân thật đối sử với nhau, muôn người đều hiếu thảo với cha mẹ và lấy mực thước đó làm trọn đạo người .

 

 

          Chú niệm 7 :

                " Thọ quốc mạch tất tiên ,

                  Ư trí chúa chi trung " .

 

        Thánh ca :

                " Ơn nhà nợ nước trước xong ,

                Công ơn bảo hộ Vua lành Tôi ngay " .

 

        Dẫn giải : Người Nhơn đức tâm rất vững bền như mạch nước luôn chảy luân trong, không v́ đem tài riêng lấp đức người hiền. Người trung v́ mọi người mà hy sinh cho tất cả đồng sống đồng hưởng, dù cho muôn lần vào sanh ra tử không thối chí ngă ḷng. Như các Đấng đă từng dày công dạy bảo cho ta nẻo chánh đường ngay th́ ta phải giữ trọn lành và không phụ ḷng của các Đấng .

        Làm thân con dân phải hướng niệm và phụng sự mạch sống quốc gia trên nhiều lănh vực, được sinh ra và lớn lên trên mănh đất do muôn họ và ông cha xây thành, công ơn ấy đời đời ta nhớ măi, khi đất nước cần bảo vệ quốc mạch th́ ta lấy thân để đền ơn không nên chối từ, nếu trên dưới thiên hạ đều lành đều trung th́ xă tắc ắt thái b́nh .

 

 

          Chú niệm 8 :

                " Ứng mộng bảo sanh, Thùy từ mẫn khổ " .

 

        Thánh ca :

                " Điềm lành báo mộng lợi nhơn ,

                Dù cho khổ cực nhưng mà chí cao " .

 

        Dẫn giải : C̣n phận làm Vua th́ phải có ḷng đạo đức, nhân từ, bảo hộ, thương yêu dân và lo cho dân giàu nước mạnh .

        Vua Đạo đức sản sinh tư tưởng nhân ái, hướng dẫn con dân thoát khỏi cảnh bần cùng nghèo khó, thường khi vào đêm khuya được báo mộng lành t́m kế sách điều hay và lẽ sống để phụng sự quốc dân. Nhân từ ḷng thiện, thương người, ḥa hợp ḷng người, nhân từ ấy sẽ là nhân ḥa mới đến địa lợi. Bảo hộ giữ ǵn tổ quốc giống ṇi, che chở lương dân, binh vực kẻ yếu và cô thế, tạo mọi sự sống công b́nh và thương yêu gần gũi vua dân .

 

         Sách chép rằng : " Vua Châu Vơ Vương nhân từ đạo đức có tư tưởng bảo sanh dưỡng dục quốc dân, cho nên nhận được chiêm bao thấy ông Châu Công ứng mộng bảo làm lành. Vua Vơ Vương không ban bố hiệu lịnh, chỉ âm thầm làm việc lành và Đạo đức bảo hộ sanh linh hết khổ, ḷng nhân từ vô tận của Vơ Vương được lưu truyền đời đời " .

 

         Chú niệm 9 :

                " Đại nhơn, Đại hiếu, Đại Thánh, Đại từ " .

 

        Thi ca : Nhơn, hiếu rộng tâm lành sáng chói .

 

        Dẫn giải : Đại nhơn ơn lớn ḷng rộng mênh mông phụng sự muôn loài như một. Người đôn hậu Đại hiếu với đấng sinh thành và yêu thương đại chúng, sử thế muôn loài vạn vật có trước có sau đều như một. Đại thánh đức lớn trí tuệ Bát Nhă thông suốt thấy rộng hơn muôn loài. Đại Từ bi hỉ xả giải thoát đồng sinh, Đại bác ái tha nhân cộng hưởng công b́nh và bao dung rộng lớn phụng sự muôn loài thắng khổ, bởi Đức Khổng Tử là gương của ḷng Trời soi sáng cho muôn loài tín ngưỡng .

 

 

        Chú niệm 10 :

                " Thần văn, Thánh vơ, Hiếu đức trung nhơn " .

 

        Thánh ca :

                " Văn có Thần gốc Hiếu, Nghĩa, Nhơn ,

                Vơ nơi thông rơ Âm Dương .

                Hiếu cha thảo mẹ đứng đầu Đạo nho ,

                Đức ấy thiệt tâm làm âm chất .

                Đạo thờ vua một mực thẳng ngay ,

                Chữ nhơn gồm bộc Đạo nho " .

 

        Dẫn giải : Tư tưởng của Đức Khổng Tử đă thành văn pháp niệm linh diệu không sai như chiêu số Âm Dương của Đấng Thánh vơ tinh thông, dụng vơ để xây cột Trời che chở nhân loại nhằm bền chí tu học hầu đạt Thánh nhân, Hiếu đức đôn hậu của Đấng hóa thành diệu phép Nhân, Nghĩa, Lễ, Tín là những phép khiêm cung kính trọng nhứt của Đạo Nho .

 

        Đêm 15 tháng 03 năm Đinh Hợi [ 1947 ] Đức Ngự Mă Thiên Quân [ Bát Phật ] hiện thân Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc truyền dạy về phép hiếu, nghĩa, nhơn rằng :

        " Nhơn nghĩa là ǵ ?, Người có nhơn th́ không oán, nghĩa th́ không bạc. Công chánh là ǵ ?, có công th́ không phụ, có chánh th́ không tà, không chối cái điều chơn thật được, c̣n có Từ Bi th́ có khoan hồng dung thứ có bác ái mới có thế bảo thủ và thân mến toàn thiện hạ, nếu chiếu theo Chơn Truyền của Đức Chí Tôn khuyên bảo chúng ta thế nào, th́ chúng ta phải tuân theo thế ấy, chúng ta phải khoan hồng, tha thứ, biết yêu ái, phải có công b́nh, chánh lư, chúng ta giữ được cả chơn truyền ấy th́ không ghét ai oán ai. Trái lại Đại Từ Phụ buộc chúng ta phải thương yêu kẻ nghịch, kẻ thù của chúng ta nữa " .

 

 

        Chú niệm 11 :

                " Vương Tân sách phụ ,

                  Nho Tông khai hóa " .

 

        Thánh ca :

                " Ngôi vua không nước dạy rành nhơn luân ,

                Dựng Nho giáo khai minh bổn thiện " .

 

        Dẫn giải : Đức Khổng Thánh đi chu du các nước đều nghinh tiếp Ngài, mới gọi là v́ Vương Tân [ khách của Vua ], bởi Ngài hay giúp vua làm điều nhơn đạo, đàm luận chính giáo. Quốc gia nào phải Đạo Ngài viếng thăm c̣n chẳng phải Đạo Ngài lui gót, đến và đi thong thả nên người đời gọi Ngài là Vương Tân, Ngài mở mang giáo hóa nhơn sanh và đắc thành Giáo chủ Đạo nho .

 

 

        Chú niệm 12 :

                " Văn Tuyên Tư Lộc ,

                  Hoằng nhơn Đế quân ".

 

        Thánh ca : Tố Vương rày tặng Văn Tuyên ,

                Đế Quân đức cả sáng rày thinh thinh " .

 

        Dẫn giải : Sau khi Đấng qui Thiên, Đức Thượng Đế triệu hồi linh hồn Đấng về Bạch Ngọc Cung sắc phong Thiên chức " Văn Truyên Tư Lộc " bởi công nghiệp phước lộc của Đấng tại thế gian rộng lớn mới xứng đáng phẩm tước ấy. Phẩm tước của Đấng đứng vào bậc cơi Trời là Đế Quân, hiệu Hoằng Nhơn ḷng thương mênh mông .

        Kinh Vương Tôn ghi rắng : " Vua Văn Tuyên lấy việc thi cử và khoa mục để tuyển nhân đức, mở rộng tánh chất thiệt ngay làm nền tảng cho chánh Đạo, muôn dân trong suốt và hiền đức, chân lư của Đấng đạt đến mục đích tế độ rộng bao la ".

 

        Chú niệm 13 :

                " Trừng chơn chánh quang ,

                  Bửu Quang từ tế Thiên Tôn " .

 

        Thánh ca :

                " Thiên Tôn chấp chưởng cầm quyền Đạo nho " .

 

        Dẫn giải : Trí tuệ trong sáng, chơn thật, ngay thẳng, thương yêu, làm lành mới có " Trường Chơn Chánh Quang ", bởi Đấng dày công tu luyện mới được thành tựu thuần chơn vô ngă .

         " Bửu Quang Tư Tế Thiên Tôn " Đấng của mầu nhiệm, ánh sáng quang minh, Đức Khổng Tử truyền giáo cho quần linh, phép quí trọng Vũ trụ v́ Đấng là Thiên Tôn cao cả trên Bạch Ngọc Kinh .

 

        - 3 lạy. Mỗi lạy 3 gật X 3 lạy = 9 gật, mỗi lạy niệm : Nam mô Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn .

 

 

 

                           LỄ DÂNG HOA

                  [ Thài theo giọng Đảo Ngũ Cung ]

 

                   Từ Bi giá ngự rạng môn thiền ,

                   Đệ Tử mừng nay hữu huệ duyên .

                   Năm sắc hoa tươi xin kỉnh lễ ,

                   Cúi mong Thượng Đế rưới ân Thiên .

 

       Niệm : Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tất Ma Ha Tát .

                                        [ Đức Bảo Văn Pháp Quân ]

 

       [ Một lạy 4 gật và niệm : Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tác Ma Ha Tát ] .

 

        Thời Tư đêm 01 tháng 12 năm Đinh Hợi [ 1947 ] Đức Ngự Mă Thiên Quân [ Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ] truyền dạy dâng hiến Tinh Thể rằng :      

 " - Khi dâng lễ Tam Bửu. Hễ đưa Bông lên là dâng cái thể h́nh của chúng ta, tức là tượng h́nh xác thịt của chúng ta đó, ta cuối đầu cầu nguyện Chí Tôn

         " Con xin dâng mảnh h́nh hài của con cho Chí Tôn dùng phương nào th́ dùng " .

 

        Dẫn giải :

        Đức Thượng Đế và quư Đấng Thiêng Liêng xuống phàm trần hào quang sáng rực rỡ tại Đền Thánh và Thánh Thất, Đệ tử mừng vui gặp hội cứu rỗi và hạnh hưởng ân đức nầy, nay Đệ tử kỉnh lễ thành tâm dâng năm sắc hoa tinh khiết, xin Đức Thượng Đế ban ân đức, rưới chan khắp mọi nơi cho muôn sanh đồng hưởng

        Hành lễ dâng Hoa biểu hiện ḷng thành của thể xác nầy nay đă kết tụ Tinh khiết con dâng lên Đại Từ Phụ cùng ḥa vào Vũ trụ và vạn vật muôn loài .

         Ngoài ra trong Thần học Đạo Cao Đài c̣n có bộ ngũ Thể Pháp được phân chia như sau :

 

       - Ngũ sắc : Đen, Trắng, Xanh, Vàng, Đỏ .

       - Ngũ hành : Kim, Mọc, Thủy, Hỏa, Thổ .

       - Ngũ Phương : Bắc, Trung, Nam, Đông, Tây .

       - Ngũ khí: Dương, Vũ, Thủy, Hỏa, Phong .

 

 

 

                           LỄ DÂNG RƯỢU

 

                    Thiên ân huệ chiếu giáng thiền minh ,

                    Thành kỉnh trường xuân chước tửu quỳnh .

                    Lạc hứng khấu cung giai miễn lễ ,

                    Thoát tai bá tánh ngưỡng ân sinh .

 

          Niệm : Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát .

                        [ Đức Bảo Văn Pháp Quân ]

 

        [ Một lạy 4 gật và niệm : Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát ] .

 

        Đức Ngự Mă Thiên Quân truyền dạy dâng hiến Khí Năo rằng :

        " - Khi dâng lễ Rượu cầu nguyện : " Con xin dâng cả trí đức tinh thần của con cho Chí Tôn dùng phương nào th́ dùng " .

 

        Dẫn giải :

        Đức Chí Tôn ban huệ đức minh triết cứu rỗi chiếu xuống Đền Thánh và Thánh Thất, nhờ ân thiên nầy đệ tử xin dâng hiến ḷng thành thần khí trí năo chúc Đức Chí Tôn miên trường, nay mừng khấn nguyện lời nầy xin Đại Từ Phụ bao dung và tùy nghi sử dụng phương nào cũng đặng, cùng xá tội thiên hạ bá tánh ân hưởng nhân ái, háo sanh .

 

       [ Dâng Rượu biểu hiện chất [ Khí ] về thời Tư và Ngọ .

 12 giờ đêm và 12 giờ trưa ] .

 

 

                           LỄ DÂNG TRÀ

 

                    Mai xuân nguyệt cúc vị trà hương ,

                    Kỉnh lễ thành tâm hiến bửu tương .

                    Ngưỡng vọng Từ Bi gia tế phước ,

                    Khai minh Đại Đạo hộ thanh bường .

 

         Niệm :  Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát .

                                [ Đức Bảo Văn Pháp Quân ]

 

        [ Một lạy 4 gật và niệm : Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát ] .

 

        Đức Ngự Mă Thiên Quân truyền dạy dâng hiến Thần Hồn rằng :  " - Khi dâng lễ Trà cầu nguyện : " Con xin dâng cả linh hồn con cho Chí Tôn dùng phương nào th́ dùng " .

 

        Dẫn giải :

        Đệ tử kỉnh lễ dâng hiến ḷng thành Thần Hồn nầy lên Đại Từ Phụ tùy nghi sử dụng phương nào cũng đặng, Thần Hồn nay như đă nhuần thấm hương thơm hoa Mai xuân, Nguyệt cúc vàng quư báu, thành tâm ngưỡng vọng xin Đức Chí Tôn gia tăng độ rỗi, tế phước, mở rộng minh triết truyền lưu Đại Đạo cho chúng sanh hiểu thấu và đồng hưởng hạnh đức thanh b́nh .

 

        [ Dâng Trà biểu hiện cho [ Thần ] về thời Mẹo và Dậu . 6 giờ sáng và 6 giờ chiều ] .

 

        Đức Ngự Mă Thiên Quân nhắc nhở, sau khi dâng lễ Tam Bửu thành đạt rằng :

        " - Câu chót nếu chúng ta khôn ngoan nguyện như vầy : " Cả linh hồn, cả trí năo, cả h́nh hài con Thầy đào tạo đó là của Thầy th́ do nơi quyền hành

 độc đoán của Thầy định " .

 

 

       Thần học Đạo Cao Đài và ư niệm dâng lễ Tam Bửu .

       Đại Đạo có Tam Bửu :

        - Trời có Tam bửu : Nhựt, Nguyệt và Tinh tú .

        - Đất có Tam bửu : Thủy, Hỏa và Phong .

        - Người có Tam bửu : Tinh, Khí và Thần .

 

        Tam Giáo có Tam Thanh :

        - Đạo Phật : Thái Thanh nguyên thủy Thiên Tôn [ Bi ]

        - Đạo Nho : Thượng Thanh nguyên thủy Thiên Tôn [ Dũng ]

        - Đạo Tiên : Ngọc Thanh nguyên thủy Thiên Tôn [ Trí ]

 

        Đức Ngự Mă Thiên Quân truyền dạy Tam Bửu rằng :

        " Chí Tôn lấy Bông tượng trưng h́nh hài, Ngài muốn nh́n con cái của Ngài bằng cái giá trị tốt đẹp như con mắt ngó thấy cái Bông " .       

" Ngài lấy Rượu là muốn tinh thần của loài người cường liệt như rượu mạnh " .     

  " Ngài lấy Trà là muốn chơn linh ta điều ḥa như trà " . Ngài lựa ba món đó cốt yếu là vậy " .

 

 

                           NGŨ NGUYN

                        [ Giọng Nam Xuân ]

 

           Khi đọc kinh cúng tứ thời rồi, phải nhớ đọc năm

 câu nguyện như sau :

 

           Nam mô Nhứt nguyện : Đại Đạo hoằng khai .

                  Nh́ nguyện  : Phổ Độ chúng sanh .

                  Tam nguyện  : Xá tội Đệ Tử .

                  Tứ nguyện   : Thiên hạ thái b́nh .

                  Ngũ nguyện  : Thánh Thất an ninh .

 

 

        Niệm :  Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát .

 

       - 3 lạy. Mỗi lạy 4 gật X 3 lạy = 12 gật, mỗi lạy

 niệm : Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát .

 

 

                    Lời Ước Nguyện Cuối Cùng

                [ Niệm sau khi đọc Ngũ Nguyện ]

 

       Niệm tại ḷng : " Con xin Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu cùng quư Đấng Thiêng Liêng Thần, Thánh, Tiên, Phật       

 Chan rưới hồng ân cho tất cả chúng sanh minh mẫn tinh thần, hồi tâm hướng thiện, cùng nhau hiệp trí ḥa tâm, phục hồi Thánh Đức " .

 

        Dẫn giải :

        Ngũ nguyện là 5 lời thành ư của Tín đồ Đạo Cao Đài, cầu nguyện xin Đức Thượng Đế ban bố hồng ân và trải rộng cứu rỗi cho vạn vật muôn loài đồng cộng hưởng, lời cầu nguyện không ngoài mục đích và tôn chỉ của Đại Đạo như Thánh Kinh, Tân luật, Pháp Chánh Truyền, Đạo Luật và Thánh Ngôn truyền dạy .

 

 

-         Nam mô Nhứt Nguyện : " Đại Đạo hoằng khai " .        

-         Đại Đạo cội nguồn của Vũ trụ, Đạo hoằng khai từ nguyên thủy của mọi linh diệu, hóa sinh, dưỡng dục và cứu rỗi muôn loài .        Đại Đạo uyên nguyên hằng hữu, nay hướng về miền Trần để hoằng khai ban ân phúc đức cho vạn đại muôn

-         sinh cùng khải minh kiến đắc cho tâm linh thăng hoa và Đệ tử thực hiện lời hứa phụng sự Đại Đạo thiên thu .

 

 

         - Nhị Nguyện : " Phổ độ chúng sanh " .

         Đức Chí Tôn lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thu hồi mọi đẳng cấp chúng sanh về cựu vị, Đức Chí Tôn trao cho nhân loại

quyền pháp Cơ bút và Tinh, Khí, Thần hầu tu luyện đắc thành Phật, Tiên, Thánh, Thần và Nhơn đạo .      

  Phổ Độ chúng sanh chiếu theo phép Thiên Đạo, Tân kinh, Tân luật, Pháp Chánh Truyền và Đạo luật từ ngày Đức Thượng Đế lập luật cứu rỗi và giải thoát .

        Pháp Đạo giáo hóa chiếu theo Đạo luật, Ngũ Giới Cắm, Tứ Đại Điều Qui nhằm qui định tự ḿnh thắng khổ từ khi Nhơn sanh lập luật có Đức Chí Tôn phê chuẩn, và Đệ tử từ đây xin hứa lấy đức năng hạnh lực cùng sống phổ độ

 đồng sinh .

 

         - Tam Nguyện : " Xá tội đệ tử " .

        Cứu rỗi: Nhân loại t́m học đến với chân thiện mỹ của Đức tin v́ mục đích cứu cánh và thấu hiểu nguyên lư cứu rỗi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ .       

 Tín đồ Cao Đài nhập môn cầu Đạo lập lời minh thệ trước Thiên Bàn Đức Chí Tôn trong buổi hệ trọng Thiêng Liêng đồng chứng minh .       

Lời minh thệ như văn bản tâm lực nhằm hóa hiện tâm linh và hành động Công phu Đạo Đức .

        Mọi tội lỗi muôn kiếp từ trước đến nay hoàn toàn hủy bỏ và Nuội Ngoại Cửu Huyền Thất Tổ cũng được hạnh hưởng công đức nầy .

 

         Về phán xét : Tín đồ Cao Đài nhận mọi phán xét xem như trường thi thắng khổ sửa ḿnh, ư thức lời minh thệ từ buổi ban đầu như một hiệp ước trước Đức Chí Tôn, nếu như mai nầy ḷng dạ đổi thay, chiếu theo h́nh luật Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ phán xét .

 

        Về xá tội : Tín đồ Cao Đài tự ư thức nhận phán xét lầm lỗi trước Thiên Bàn Đức Chí Tôn, Phật Mẫu, chư Phật, Tiên, Thánh, Thần .     

   Tín đồ trực tiếp cầu nguyện Đức Chí Tôn xin ân xá, bởi Người là Giáo Chủ Đại Đạo, sự hối cải sẽ được trọn vẹn b́nh an, tâm hồn đón nhận phúc lạc, Thiêng Liêng sẽ ngự trị vào cơi duy thức của Đệ tử và Đức Cao Đài đến bởi diệu dụng linh tâm toàn thiện, Đệ tử nay hoàn thiện xin hứa lấy bao dung, nhân đức ḥa sống cùng đồng sinh .

 

 

         - Tứ Nguyện : " Thiên hạ thái b́nh " .

         Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bao quát chân lư, phụng sự thiên hạ thái b́nh trên nhiều mặc sống .

        D́u dẫn mọi hạnh hưởng công b́nh và công phu như : Đức hạnh, kiến thức tham khảo giáo lư rộng răi, tri thức xă hội đời sống con người, tiếp nhận Đạo vào Đời, văn hóa thực dụng tạo môi trường thăng hoa cho cộng đồng nhân loại tiếp nhận Đạo đức vào ḷng, mỗi Tín đồ là một uyên nguyên Bát Nhă, mọi khả năng uyên bác tăng tốc cho tiến bộ, mọi tŕnh độ làm nền tảng Đức tin khoa học, mọi giai tằng xă hội phát triển sinh hóa công b́nh, mọi thế hệ tiếp nối lưu truyền canh tân bảo cổ Đạo đức .

         Đă là người đồng quyền sống trên phần không gian dành cho ḿnh và một chỗ dụng trong sự nghiệp phụng sự tha nhân. Đức tin không chủ trương vô danh quyền sống và không thụ hưởng trên vô số quyền sống. Mọi trang chấp sẽ tự diệt hoàn toàn trên đất nước Đại Đạo, Thiên hạ thái b́nh trên mọi đồng thuận cuộc sống và giải thoát, từ ấy Đạo cất cao vào cung quản và hồn linh Nhân loại khơi sáng .       

Tín đồ Cao Đài thực hiện lời nguyện căn bản nầy như những thành tố hệ trọng nhứt trong cuộc đời .

         Thực hiện Tứ nguyện, chặm trể một ngày lỗi ấy trách nhiệm nầy không phải nhỏ, đạt đến mục đích của Tứ nguyện người Tín đồ phải đặt cả tâm hồn và chân lư vào Tứ Nguyện, để làm chuẩn kim chỉ nam thực hiện tốc độ cương quyết, lời cầu Tứ nguyện sẽ chứng minh sự thành tựu trọng đại .

        Thiên Hạ Thái B́nh 92 ức nguyên nhân sẽ thành Đạo, từ cơi đời trần tục hóa thành cơi Thiên Hạ hiện hữu, lời nguyện phải đặt trên niền tin tuyệt đối, không nên dối ḷng, lời nguyện suông là gạt gẩm Thiêng Liêng và nhân loại .      

 Đệ tử xin hứa Tứ Nguyện, từ nay cùng nhơn sanh mưu cầu trần thế Thái b́nh .

 

         - Ngũ Nguyện : " Thánh thất an ninh " .

         Ṭa Thánh, Thánh Thất hay Thánh tịnh biểu tượng cho Thánh

 Thể Quyền Linh tại Thế, bởi nơi đây thờ phụng Đức Chí Tôn, Phật Mẫu, Phật,

 Tiên, Thánh và Thần cũng là nơi để Tín đồ hằng ngày dâng lễ và tu luyện

 sửa tánh .

         Thiên ư muốn ở nơi Thánh đường cũng như mỗi cá thể Tín

 đồ cần phải an ninh  [ Thanh tịnh ] .

        Ư niệm an ninh là ǵn giữ trật tự trong và ngoài Thánh đường

 không được rối loạn, v́ đây là nơi trang nghiêm tối hậu của Quyền Linh hiện

 trụ tại Thế, rối loạn và mất trật tự sẽ ảnh hưởng đến Đức tin và khi dâng lễ

 cầu nguyện, nó sẽ đem đến hậu quả là không đạt được nhiều linh diệu như ư

 muốn .

       Tín đồ hăy đồng hướng thượng Đức Chí Tôn để tiếp nhận Tân Kinh,

 Tân luật, Pháp Chánh Truyền và Thánh ngôn, nhằm tường tận mà nương theo tổ

 chức an ninh của Thiêng Liêng như thế nào th́ Tín Đồ thực hiện cho đất trần

 như thế ấy sẽ không bao giờ sai .

       Nhu cầu thiết yếu cho nguyên thể Thánh Thất an ninh toàn diện để cho môi trường diệu pháp ban bố hồng ân và Tín đồ tiếp nhận quyền năng trược tiếp trong trạng thái an lạc, trí tuệ thanh tịnh, thân thể tinh khiết và cuộc đời b́nh an, nhằm thực hiện Thiên chức trọn vẹn do sự ủy thác của Thiêng Liêng .      

 Đệ tử xin hứa nhận sứ mạng bảo vệ Thánh Thất an ninh, phụng sự Đại Đạo và truyền loan tin mừng cứu rỗi đến những đồng sinh xa gần đồng biết .

 

        Ngoài ra trong bộ kinh Thiên Đạo c̣n hướng dẫn nhơn loại tu luyện theo tám qui luật căn bản của Pháp và đă được bày ra ánh sáng như Bát Chánh Đạo là con đường thẳng tắp mà nhơn loại phải đi đến điểm tột cùng :

        1 - Chánh kiến. Chân tâm nhận biết tin Đạo .

        2 - Chánh niệm. Chân tâm ghi nhớ sự lành .

        3 - Chánh Định. Chân tâm tư tưởng định tịnh .

        4 - Chánh tinh tấn. Chân tâm sáng suốt chánh nghĩa .

        5 - Chánh tư duy. Chân tâm xét nghiệm suy luận Đạo Đời .

        6 - Chánh ngữ. Chân tâm lời nói .

        7 - Chánh nghiệp. Chân tâm mưu sinh .

        8 - Chánh mạng. Chân tâm sinh sống .

 

        Trong Bát Chánh Đạo nầy duy có Chánh Định là đệ nhứt công phu cần phải chân thành và đặt hết tâm lực mới vượt qua bốn chặn định [ Thiền ] : Nhứt tịnh, Nhị tịnh, Tam tịnh và Tứ tịnh .

        Công phu đến Tứ tịnh là thành tựu, Tâm Hồn toàn thiện mỹ, Nhị Xác Thân vân du thiên ngoại, Tử Hậu siêu thoát ngoài càn khôn, [ Phật giáo gọi là Niết Bàn, Thiên Chúa giáo gọi là Đất Chúa ] .

 

        Đức Chí Tôn hằng dạy con cái của Người nhứt là thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hăy phá nghiệp vô minh đặng vào cơi toàn giác như Phật, Thánh, Thần, Tiên từng hành, nay môn đệ của Đức Cao Đài theo đó mà tu luyện sửa tánh, đến lúc bổn phận làm người đă trọn vẹn th́ Đức Chí Tôn ban phép hồng ân hiệp thành Tinh, Khí, Thần .